Nghệ sĩ Văn Thành từ trần

Nơi tưởng nhớ những NS đã quá cố.
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !

1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.

Nghệ sĩ Văn Thành từ trần

Bài viết chưa xemgửi bởi tancogiaoduyen » Thứ 4 Tháng 11 29, 2006 2:32 pm

Nghệ sĩ Văn Thành từ trần


Hội Sân khấu TPHCM, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Cục Nghệ thuật biểu diễn, Sở Văn hóa – Thông tin TPHCM, Trường Cao đẳng sân khấu điện ảnh và gia đình vô cùng thương tiếc báo tin:


Hình ảnh
Nghệ sĩ ưu tú VĂN THÀNH (Nguyễn Đình Thành)

Phó giám đốc Nhà hát kịch Sân khấu nhỏ

Sinh ngày 22-12-1939 tại Nhân Chính – Thanh Xuân - Hà Nội, đã từ trần vào hồi 20 giờ 15 phút, ngày 28-11-2006 (nhằm mùng 8-10 Bính Tuất) tại Bệnh viện Thống Nhất, hưởng thọ 68 tuổi.

Nghệ sĩ Văn Thành là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng 2, Huy chương Vì sự nghiệp sân khấu Việt Nam, Huy chương Vì sự nghiệp văn học nghệ thuật Việt Nam. Lễ nhập quan vào lúc 13 giờ ngày 29-11-2006. Linh cữu được quàn tại nhà tang lễ thành phố, số 25 Lê Quý Đôn, quận 3. Lễ phúng viếng từ 14 giờ ngày 29-11-2006. Lễ truy điệu vào lúc 7 giờ ngày 1-12-2006, sau đó đưa đi an táng tại Nghĩa trang TPHCM (Củ Chi).

Ban Tổ chức tang lễ và gia đình khấp báo

theo SGGP


:)) CLVN xin chia buồn cùng Nhà hát kịch Sân khấu nhỏ, Hội Sân khấu TPHCM và gia đình NSƯT Văn Thành. :))
Hình ảnh
https://cailuongvietnam.com - https://cailuongvietnam.com/forum - https://cailuongvietnam.com/oldforum - https://cailuongvietnam.com/specials - https://cailuongvietnam.com/music - https://cailuongvietnam.com/english - https://www.cailuongvietnam.info - - https://www.minhcanh-mychau.com
ATI MULTI SERVICE
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
 
Bài viết: 41612
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Has thanked: 1775 times
Been thanked: 449 times

Advertisement

NSUT VĂN THÀNH :Người “da đỏ” cuối cùng

Bài viết chưa xemgửi bởi tancogiaoduyen » Thứ 4 Tháng 11 29, 2006 2:37 pm

NSUT VĂN THÀNH :Người “da đỏ” cuối cùng

Sự ra đi đột ngột, quá sớm của NSƯT Văn Thành khiến nhiều người làm sân khấu bất ngờ, không tin được đó là sự thật.

NSƯT Văn Thành là người thuộc thế hệ những người Hà Nội yêu văn nghệ và sống hết mình với văn nghệ như Đoàn Dũng, Thế Anh, Trần Hiếu, Quý Dương, Trung Kiên, Doãn Hoàng Giang, v.v... Sau này được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú.

Hình ảnh
NSƯT Văn Thành hạnh phúc trong vòng tay học trò ngày các em thi tốt nghiệp.


Trong số những người cùng thời chúng tôi nếu ai đó nổi bật lên bằng tài năng ca hát hay diễn xuất thì NSƯT Văn Thành nổi lên bằng tài đọc thơ với chất giọng trầm ấm và truyền cảm của mình. Cùng với ưu thế của đài từ sân khấu, NSƯT Văn Thành đã thành công trong nhiều vai kịch khi anh còn là diễn viên của Đoàn kịch Trung ương (Nhà hát kịch Việt Nam) và Đoàn kịch Nam bộ (tiền thân Đoàn Cửu Long Giang).

Sau này khi vào sống ở TPHCM, NSƯT Văn Thành ít diễn nhưng anh cũng để lại trong lòng khán giả những ấn tượng khó quên về hai nhân vật Kêlin trong vở “Điều thiêng liêng nhất” và người cảnh sát lái xe trong vở “Chuyện tình nữ phạm nhân”. Cả hai nhân vật anh thể hiện đều là những người lính già dày dạn trong chiến đấu chống lại cái ác, cái xấu. Điều ngẫu nhiên là nhân vật đầu tiên và cuối cùng NSƯT Văn Thành đóng ở sân khấu phía Nam đều là hai vở do tôi làm đạo diễn.

Do vậy mà từ “Điều thiêng liêng nhất” đến “Chuyện tình nữ phạm nhân” NSƯT Văn Thành đã có nhiều dịp trăn trở với đạo diễn về nghề sân khấu, về tính chân thực của diễn xuất, về chức năng của nghệ sĩ. Lúc nào anh cũng băn khoăn về tình hình suy sụp của sân khấu, của đạo đức diễn viên. Luôn đau đáu, ẩn ức có thể nói như vậy về tình hình sân khấu trong cơ chế thị trường là chủ đề chính của nhiều cuộc chuyện trò nhân lúc trà dư...

NSƯT Văn Thành còn say mê viết kịch, anh có nhiều dự định, nhiều đề tài đang thai nghén cái tạng văn chương giúp anh nhiều trong xử lý ngôn ngữ đối thoại. Vẫn có một nét gì đó xưa xưa không cổ quá và do vậy mới cảm nhận được ở kịch “Văn Thành” cái chất “Văn” trong con người Hà Nội.

NSƯT Văn Thành còn là một người thầy không chỉ trên bục giảng mà còn trên cả sàn diễn. Người thầy ấy luôn mô phạm đúng giờ, đúng hẹn trong các buổi tập, mẫu mực trong sáng tạo. Lúc tập cũng như lúc diễn các đồng nghiệp của anh luôn nhận được những lời góp ý chân tình. Chưa ra diễn thì nhắc nhở, diễn rồi thì nhận xét. Các diễn viên trẻ rất thích được diễn với anh và cũng rất thích xem anh diễn. Đặc biệt khi diễn, NSƯT Văn Thành luôn tìm cách diễn của mình như thế nào để nâng diễn xuất của các nhân vật khác. Do vậy vì mến anh, nhiều diễn viên trẻ gọi anh bằng “bố”. Anh tiếp nhận những tình cảm đó rất giản dị, khiêm tốn và chân thành.

Khác với nhiều nghệ sĩ tên tuổi trong làng sân khấu thành danh qua đào tạo trong hoặc ngoài nước, NSƯT Văn Thành trưởng thành bằng con đường tự học. Đã từng là học sinh giỏi văn, từng theo học ngâm thơ, làm thơ, NSƯT Văn Thành đã tự tìm đến các lớp học ngắn với các chuyên gia Liên Xô thời đó về nghệ thuật sân khấu như Letxli, Vaxilép, Mônakhôp. Ngồi đằng sau các bậc trưởng thượng như Thế Lữ, Đình Quang, Nguyễn Đình Nghi, Dương Ngọc Đức... anh học được rất nhiều khi diễn chung với các nghệ sĩ Trung Quốc trong vở diễn “Đứng gác dưới ánh đèn néon”. Đây là vở diễn chung giữa các nghệ sĩ Trung Quốc và Việt Nam. Chính vở diễn này đã góp phần làm thay đổi bộ mặt trình diễn của sân khấu kịch lúc đó.

Đọc nhiều, học nhiều, tích lũy nhiều nhưng NSƯT Văn Thành lại ít nói mà nói thì nhẹ nhàng thủ thỉ. Ở anh toát lên vẻ thân thiện dễ gần. Chân chất mộc mạc và bình dị, NSƯT Văn Thành chứa đựng trong mình tư chất của người nghệ sĩ, của người sáng tác, người thầy mô phạm và nhà quản lý nghệ thuật chân chính.

Một con người sống như NSƯT Văn Thành còn lại rất ít trong số những người làm nghề sân khấu lâu năm như chúng tôi vốn đã chịu ít nhiều thay đổi. Giờ vắng Văn Thành càng thấy quý con người còn sót lại ấy giống như người “da đỏ” cuối cùng tồn tại trong cơn lốc của sự đổi thay.

NSƯT TRẦN MINH NGỌC

theo SGGP
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
 
Bài viết: 41612
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Has thanked: 1775 times
Been thanked: 449 times

Bài viết chưa xemgửi bởi ngocanh » Thứ 4 Tháng 11 29, 2006 9:47 pm

:???: :)) :))
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn
ngocanh
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
 
Bài viết: 37641
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 11, 2004 5:00 pm
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi TranKhanh » Thứ 6 Tháng 12 01, 2006 12:13 pm

:)) :)) :)) :) :)
- Học Mà Không Suy Nghĩ Sẽ Nghĩ Sai,
Suy Nghĩ Mà Không Học Sẽ Có Nhiều Thắc Mắc...
- Không Biết Lễ, Không Lầy Gì để Lập Thân,
Không Biết Phải Trái, Không Lấy Gì Để Biết Người
Hình đại diện của thành viên
TranKhanh
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
 
Bài viết: 17883
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 2 17, 2005 5:00 pm
Đến từ: Vùng Trời Hiu Quạnh
Has thanked: 0 time
Been thanked: 110 times

Bài viết chưa xemgửi bởi tienghathoctro » Thứ 6 Tháng 12 01, 2006 9:04 pm

Thời thập niên 80, tôi rất có ấn tượng với ông Văn Thành trong vở kịch truyền hình "Duyên Dáng Cu Ba" của Đài truyền hình Sài Gòn phát sóng trên ti vi trắng đen với vai nam chính là anh chàng người Cu Ba có nước da ngâm đen vượt biên sang Mỹ để rồi bị bắt lính vào quân đội Hoa Kỳ đưa về xâm lược Cu Ba sau thời điểm năm 1959, anh chàng này hồi còn ở Cu Ba đã từng có cô người yêu (do Tú Lệ đóng - đây cũng chính là vợ ông Văn Thành ở ngoài đời), khi Mỹ sang xâm lược Cu Ba thì cô gia nhập du kích Cu Ba để cầm súng đánh lại Mỹ. Khi hai người yêu cũ gặp lại nhau trên mảnh đất Cu Ba cũng chính là lúc anh chàng này cởi bỏ áo lính Mỹ trên người để chạy về chiến tuyến bên kia đến với cô người yêu cũ để rồi chứng kiến tận mắt cái chết của cô người yêu trước mũi súng oan nghiệt của lính Mỹ, hai người chỉ còn kịp nhìn mặt nhau lần cuối trước khi cô nhắm mắt lìa đời.

Lúc còn sinh thời, có mấy lần đi xem kịch ở Sân khấu nhỏ 5B Võ Văn Tần, tình cờ gặp ông Văn Thành ở tại đây, tôi đã chủ động chào hỏi ông theo phép lịch sự xã giao, nhưng thật đáng tiếc là ông Văn Thành chỉ biết ngó lại tôi như kẻ hoàn toàn xa lạ không hơn không kém, ông không thèm chào đáp lại với tôi gì hết, sự thật 100% là như thế các bạn ạ !, với thái độ thiếu hòa nhã lịch sự như vậy của ông đã khiến tôi mất đi thiện cảm về ông nhiều lắm, trong khi đó gặp tiếp xúc ngoài đời với bà Tú Lệ - vợ ông - thì bà rất vui vẻ, xởi lởi, cởi mở với mọi người, thậm chí bà còn gửi tôi tấm danh thiếp của bà mời tôi có dịp rảnh thì đến nhà thăm vợ chồng bà nữa, tôi thật là cảm động với sự ân cần xã giao như vậy của bà Tú Lệ vô cùng !.

Nay xin gửi đến bà Tú Lệ cùng gia quyến lời thành kính chia buồn sâu sắc với sự ra đi của ông Văn Thành - chồng bà.
tienghathoctro
Thành viên nhiệt tình
Thành viên nhiệt tình
 
Bài viết: 3786
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 11 12, 2006 5:00 pm
Đến từ: Ngõ vắng xôn xao
Has thanked: 0 time
Been thanked: 6 times

Bài viết chưa xemgửi bởi Nangvang » Thứ 5 Tháng 12 07, 2006 4:45 am

xin chân thành chia buồn cùng nghệ sĩ Tú Lệ và gia đình :))

tienghathoctro,

NV thật tiếc là bạn đã có kỷ niệm không vui với nghệ sĩ Văn Thành. NV không có cơ hội gặp gỡ ông ngoài đời nên không dám nói gì nhưng NV có 1 người bạn học trường Nghệ Thuật Sân Khấu, là học trò của ông, bạn nói rằng ông rất tốt với học trò, nâng đỡ, chỉ dạy rất nhiệt tình và luôn tạo điều kiện cho học trò được biểu diễn, nên dù chưa từng gặp mặt nhưng qua lời kể của người bạn, NV có cảm tình với ông rất nhiều :))
Hình đại diện của thành viên
Nangvang
Thành viên thực thụ
Thành viên thực thụ
 
Bài viết: 350
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 10 11, 2004 5:00 pm
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi betam » Thứ 5 Tháng 12 07, 2006 5:11 am

Xin chia buồn với gia đình nghệ sĩ Văn Thành - Tú Lệ. Mình cũng rất mến mộ gia đình nghệ sĩ này. Rất thích 2 cô chú trong vở kịch "Mùa hạ cuối cùng" năm nào. Rất thương tiếc 1 tài năng ra đi... :cry:
Hình đại diện của thành viên
betam
Thành viên thực thụ
Thành viên thực thụ
 
Bài viết: 409
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 6 25, 2006 5:00 pm
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi Trunganh » Thứ 5 Tháng 12 07, 2006 10:58 am

:cry: :cry: :cry: :)) :)) :)) Thành kính phân ưu!
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
Trunganh
Thành viên kỳ cựu
Thành viên kỳ cựu
 
Bài viết: 6554
Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 12 01, 2004 5:00 pm
Đến từ: Phờ - Lăng - Sa
Has thanked: 0 time
Been thanked: 32 times

Bài viết chưa xemgửi bởi Glassy » Thứ 6 Tháng 12 08, 2006 12:09 am

:cry: :)) :)) :))
Hình đại diện của thành viên
Glassy
Thành viên thường xuyên
Thành viên thường xuyên
 
Bài viết: 1670
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 8 03, 2006 5:00 pm
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time


Quay về Một Thời Vang Bóng

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến7 khách

Google Analytic

ỦNG HỘ QUY DUY TRI WEBSITE


  • Advertisement
Cải Lương Việt Nam Official Site
Copyright by cailuongvietnam.com © 2004 - 2024. All rights reserved.
Email: cailuongvietnam.info@gmail.com
We are not responsible for the content posted by members in the forum



cron