Nghệ sĩ lão thành Ba Xây từ trần
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
Nghệ sĩ lão thành Ba Xây từ trần
Nghệ sĩ lão thành Ba Xây, tên thật là Tất An, sinh năm 1920 tại Hồng Kông, đã từ trần lúc 9 giờ ngày 20-8 vì già yếu, hưởng thọ 90 tuổiLễ nhập quan được cử hành lúc 14 giờ cùng ngày. Lễ viếng từ 7 giờ ngày 21-8, tại 109/40 Lê Quốc Hưng, phường 12, quận 4 - TPHCM. Lễ động quan tiến hành lúc 7 giờ ngày 23-8, sau đó đưa đi hỏa thiêu tại Đa Phước, Bình Chánh - TPHCM.
Năm 10 tuổi, ông Ba Xây theo cha mẹ sang VN sinh sống. Dù là người Hoa nhưng ông đam mê đờn ca và học hát tiếng Việt, sau đó theo học lục huyền cầm. Năm 1938, ông mở lò dạy ca cổ và 10 năm sau được mời đờn cho danh ca Năm Nghĩa (cha của danh hài Bảo Quốc).
Ông được mời đờn để thu dĩa bài ca cổ Đêm đông - hãng Asia năm 1946. Đến năm 1952, ông lên sân khấu đóng vai kép. Sự nghiệp nghệ thuật của ông gắn liền với đoàn cải lương Thanh Minh - Thanh Nga và đoàn kịch nói Kim Cương.
Những vai diễn để đời của ông được công chúng nhớ nhiều là: Giã Lộ tướng quân (Bên cầu dệt lụa), cụ Đô Trinh (Tiếng trống Mê Linh), cụ Phán (Đêm sấm sét), ông Đệ (Tấm lòng của biển)... Trong gia đình ông có hai người con theo nghề sân khấu là đạo diễn Tất My Loan và Tất My Ly.
T.Hiệp - NLD
Năm 10 tuổi, ông Ba Xây theo cha mẹ sang VN sinh sống. Dù là người Hoa nhưng ông đam mê đờn ca và học hát tiếng Việt, sau đó theo học lục huyền cầm. Năm 1938, ông mở lò dạy ca cổ và 10 năm sau được mời đờn cho danh ca Năm Nghĩa (cha của danh hài Bảo Quốc).
Ông được mời đờn để thu dĩa bài ca cổ Đêm đông - hãng Asia năm 1946. Đến năm 1952, ông lên sân khấu đóng vai kép. Sự nghiệp nghệ thuật của ông gắn liền với đoàn cải lương Thanh Minh - Thanh Nga và đoàn kịch nói Kim Cương.
Những vai diễn để đời của ông được công chúng nhớ nhiều là: Giã Lộ tướng quân (Bên cầu dệt lụa), cụ Đô Trinh (Tiếng trống Mê Linh), cụ Phán (Đêm sấm sét), ông Đệ (Tấm lòng của biển)... Trong gia đình ông có hai người con theo nghề sân khấu là đạo diễn Tất My Loan và Tất My Ly.
T.Hiệp - NLD
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn
- ngocanh
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 37641
- Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 11, 2004 5:00 pm
- Has thanked: 0 time
- Been thanked: 0 time
Advertisement
Nhưng giữa lúc sa cơ người còn dặn dò Đông Bảng, gấp rút trở về truyền lịnh xuất binh, chúng tôi cố vượt vòng dây giữa làn bão đạn mưa tên, từng giọt máu rơi đều trên cỏ úa, tai còn văng vẳng những lời nhắn nhủ của Thi Tướng Quân, ôi tiếng người thét lên át cả tiếng quân reo, giữa gươm giáo vang lên lời khẳng khái:
Xin ai gát lại tình riêng
Phất cờ nương tử tiếng quân giệt thù!
vẫn nhớ hoài câu vọng cổ của cụ Đô Trinh...
một nén hương lòng.
Xin ai gát lại tình riêng
Phất cờ nương tử tiếng quân giệt thù!
vẫn nhớ hoài câu vọng cổ của cụ Đô Trinh...

một nén hương lòng.
-
duonghoa - Thành viên nhiệt tình
- Bài viết: 3574
- Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 6 02, 2005 5:00 pm
- Đến từ: Cổ Mộ
- Has thanked: 0 time
- Been thanked: 0 time
Ông Ba Xây còn có người con lớn tên là Tất My Long hiện làm việc ở Nhà hát Hòa Bình quận 10. Thời thập niên 90, ông có tham gia đóng phim truyền hình Tiếng Đàn Kìm (tức phim Chuyện Ngã Bảy) của đạo diễn NSƯT Trần Mỹ Hà làm cho TFS, trong phim ông vào vai ông già chơi đàn kìm.
Thành thật chia buồn cùng các anh Tất My Long, Tất My Loan, Tất My Ly, cùng Tất An Xuân Dung & Tất An Đông Nghi!.
Thành thật chia buồn cùng các anh Tất My Long, Tất My Loan, Tất My Ly, cùng Tất An Xuân Dung & Tất An Đông Nghi!.
- tienghathoctro
- Thành viên nhiệt tình
- Bài viết: 3786
- Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 11 12, 2006 5:00 pm
- Đến từ: Ngõ vắng xôn xao
- Has thanked: 0 time
- Been thanked: 6 times













"Chỉ đôi chục năm về trước, có mấy ai ngờ có ngày người Việt kém chữ Việt đớn đau tới nỗi vĩnh viễn đánh mất nghĩa hiếu tri và canh tân tốt đẹp của hai âm tiết “cải lương”. Trích trong bài viết "Vọng Sài -gòn" từ báo Người đô-thị.
- khangbang
- Forum Mod
- Bài viết: 4485
- Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 7 01, 2005 5:00 pm
- Đến từ: miền Tây
- Has thanked: 1 time
- Been thanked: 64 times
Nhớ tiếng trống cụ Ba Xây
Tôi là kẻ hậu sinh, chỉ biết nghệ sĩ Ba Xây qua hai vai diễn là Giã Lộ tướng quân (vở Bên cầu dệt lụa) và cụ Đô Trinh (vở Tiếng trống Mê Linh) đều của đoàn Thanh Minh - Thanh Nga.
Năm ấy, tôi khoảng 16, 17 tuổi, còn ở quê nhà Đồng Tháp. Cái xóm nhỏ của tôi phải đi qua mấy cây cầu khỉ, điện kéo vô tới nơi thì đã yếu xìu, bóng đèn mờ mờ ảo ảo. Cả xóm chỉ hai căn nhà có được cái tivi đen trắng, cho nên mỗi tối thứ bảy, chủ nhật thì ôi thôi vui như ngày hội.
Những năm ấy, vở Tiếng trống Mê Linh và Bên cầu dệt lụa hầu như cứ được phát đi phát lại suốt mà mọi người vẫn xem không chán. Có một kỷ niệm, một lần nọ khi cụ Đô Trinh vừa nổi trống tiến công Luy Lâu thành thì bỗng điện tắt cái phựt. Bà ngoại tôi buột miệng: “Trời ơi, đánh trống mạnh quá mà điện hổng đứt sao được!”. Bọn trẻ chúng tôi cười ngất: “Ngoại ơi, tại cái cầu chì yếu rồi, chứ không phải tại đánh trống đâu!”. Bà ngoại tôi không chịu, khăng khăng đổ lỗi cho ông già đánh trống là nghệ sĩ Ba Xây. Lần sau, tuồng hát tới đúng đoạn ấy, bà kêu tắt tivi đi kẻo lại đứt nữa. Cụ Đô Trinh - Ba Xây mà biết chuyện này chắc cười không đánh trống nổi!
Thế là tôi càng ấn tượng với nghệ sĩ Ba Xây nhiều hơn. Phải nói là ông cực kỳ đẹp lão. Tôi nhớ gương mặt ông râu tóc bạc phơ nhưng rắn rỏi, cương nghị. Giọng ông trầm, vững chãi như chính tiếng trống hào hùng của ông.
Nếu trong âm nhạc nói rằng người sao thì tiếng đàn như vậy, thì chắc cũng có thể nói người thế nào tiếng trống phát ra như thế ấy. Đừng nghĩ đánh trống chỉ đơn thuần lấy dùi gõ vào lớp da lớp gỗ rồi tự nó nghe hay. Phải có nội lực của người đánh, có nỗi lòng, tâm cảm của kẻ cầm dùi. Những điều ấy sau này tôi mới hiểu ra, chứ ngày xưa chỉ nghe tiếng trống của ông Ba Xây thôi tự nhiên cả người mình rúng động, bật lên một điều gì đó vô ngôn vô ngữ.
Ông không hát nhiều, lời thoại cũng ít, nhưng đã dồn hết tư chất nghệ sĩ của mình vào tiếng trống thiêng liêng. Có lẽ ông phục hiện ít nhiều hùng khí cha ông xưa khi bước chân ra trận. Để rồi sau này, khi lớn lên, có dịp ra Bình Định nghe tiếng trống của người cháu gái 9 đời của một lão tướng Tây Sơn, tôi lại rúng động một lần nữa trước hùng khí dân tộc. Từ tiếng trống cụ Đô Trinh của thời niên thiếu tới tiếng trống Bình Định Tây Sơn là một quãng đường gần 20 năm. Tôi cảm ơn nghệ sĩ Ba Xây đã gieo mầm cho một trái tim...
Thanh Niên
Tôi là kẻ hậu sinh, chỉ biết nghệ sĩ Ba Xây qua hai vai diễn là Giã Lộ tướng quân (vở Bên cầu dệt lụa) và cụ Đô Trinh (vở Tiếng trống Mê Linh) đều của đoàn Thanh Minh - Thanh Nga.
Năm ấy, tôi khoảng 16, 17 tuổi, còn ở quê nhà Đồng Tháp. Cái xóm nhỏ của tôi phải đi qua mấy cây cầu khỉ, điện kéo vô tới nơi thì đã yếu xìu, bóng đèn mờ mờ ảo ảo. Cả xóm chỉ hai căn nhà có được cái tivi đen trắng, cho nên mỗi tối thứ bảy, chủ nhật thì ôi thôi vui như ngày hội.
Những năm ấy, vở Tiếng trống Mê Linh và Bên cầu dệt lụa hầu như cứ được phát đi phát lại suốt mà mọi người vẫn xem không chán. Có một kỷ niệm, một lần nọ khi cụ Đô Trinh vừa nổi trống tiến công Luy Lâu thành thì bỗng điện tắt cái phựt. Bà ngoại tôi buột miệng: “Trời ơi, đánh trống mạnh quá mà điện hổng đứt sao được!”. Bọn trẻ chúng tôi cười ngất: “Ngoại ơi, tại cái cầu chì yếu rồi, chứ không phải tại đánh trống đâu!”. Bà ngoại tôi không chịu, khăng khăng đổ lỗi cho ông già đánh trống là nghệ sĩ Ba Xây. Lần sau, tuồng hát tới đúng đoạn ấy, bà kêu tắt tivi đi kẻo lại đứt nữa. Cụ Đô Trinh - Ba Xây mà biết chuyện này chắc cười không đánh trống nổi!
Thế là tôi càng ấn tượng với nghệ sĩ Ba Xây nhiều hơn. Phải nói là ông cực kỳ đẹp lão. Tôi nhớ gương mặt ông râu tóc bạc phơ nhưng rắn rỏi, cương nghị. Giọng ông trầm, vững chãi như chính tiếng trống hào hùng của ông.
Nếu trong âm nhạc nói rằng người sao thì tiếng đàn như vậy, thì chắc cũng có thể nói người thế nào tiếng trống phát ra như thế ấy. Đừng nghĩ đánh trống chỉ đơn thuần lấy dùi gõ vào lớp da lớp gỗ rồi tự nó nghe hay. Phải có nội lực của người đánh, có nỗi lòng, tâm cảm của kẻ cầm dùi. Những điều ấy sau này tôi mới hiểu ra, chứ ngày xưa chỉ nghe tiếng trống của ông Ba Xây thôi tự nhiên cả người mình rúng động, bật lên một điều gì đó vô ngôn vô ngữ.
Ông không hát nhiều, lời thoại cũng ít, nhưng đã dồn hết tư chất nghệ sĩ của mình vào tiếng trống thiêng liêng. Có lẽ ông phục hiện ít nhiều hùng khí cha ông xưa khi bước chân ra trận. Để rồi sau này, khi lớn lên, có dịp ra Bình Định nghe tiếng trống của người cháu gái 9 đời của một lão tướng Tây Sơn, tôi lại rúng động một lần nữa trước hùng khí dân tộc. Từ tiếng trống cụ Đô Trinh của thời niên thiếu tới tiếng trống Bình Định Tây Sơn là một quãng đường gần 20 năm. Tôi cảm ơn nghệ sĩ Ba Xây đã gieo mầm cho một trái tim...
Thanh Niên
- ngocanh
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 37641
- Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 11, 2004 5:00 pm
- Has thanked: 0 time
- Been thanked: 0 time
- cailuong04
- Thành viên kỳ cựu
- Bài viết: 6975
- Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 5 16, 2004 5:00 pm
- Đến từ: hawaii
- Has thanked: 0 time
- Been thanked: 3 times
Xin chia buồn cùng gia đình NS Lão Thành Ba Xây





- Học Mà Không Suy Nghĩ Sẽ Nghĩ Sai,
Suy Nghĩ Mà Không Học Sẽ Có Nhiều Thắc Mắc...
- Không Biết Lễ, Không Lầy Gì để Lập Thân,
Không Biết Phải Trái, Không Lấy Gì Để Biết Người
Suy Nghĩ Mà Không Học Sẽ Có Nhiều Thắc Mắc...
- Không Biết Lễ, Không Lầy Gì để Lập Thân,
Không Biết Phải Trái, Không Lấy Gì Để Biết Người
-
TranKhanh - Thành viên tích cực
- Bài viết: 17883
- Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 2 17, 2005 5:00 pm
- Đến từ: Vùng Trời Hiu Quạnh
- Has thanked: 0 time
- Been thanked: 110 times
tienghathoctro đã viết:Ông Ba Xây còn có người con lớn tên là Tất My Long hiện làm việc ở Nhà hát Hòa Bình quận 10. Thời thập niên 90, ông có tham gia đóng phim truyền hình Tiếng Đàn Kìm (tức phim Chuyện Ngã Bảy) của đạo diễn NSƯT Trần Mỹ Hà làm cho TFS, trong phim ông vào vai ông già chơi đàn kìm.
Thành thật chia buồn cùng các anh Tất My Long, Tất My Loan, Tất My Ly, cùng Tất An Xuân Dung & Tất An Đông Nghi!.
cảm ơn thông tin của THHT, tôi có nghe danh ông Ba Xây mà thực tình ko biết gì về sự nghiệp của ông cũng như ông ca ra sao diễn ra sao, có vị nào còn lưu trữ hình và audio video về ông xin được hân hạnh chia xẻ

Media watch
- Sung
- Thành viên thường xuyên
- Bài viết: 1748
- Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 12 18, 2008 10:15 pm
- Has thanked: 0 time
- Been thanked: 0 time
39 bài viết
• Bạn đang xem trang 1 / 3 trang • 1, 2, 3
Ai đang trực tuyến?
Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 7 khách
-
- Advertisement
Copyright by cailuongvietnam.com © 2004 - 2024. All rights reserved.
Email: cailuongvietnam.info@gmail.com
We are not responsible for the content posted by members in the forum
Vietnamese language pack for phpBB 3.0.x download and support.
Powered by phpBB © 2000, 2002, 2005, 2007 phpBB Group
nexus style by Nebdion © 2008
Vietnamese language pack for phpBB 3.0.x download and support.
Follow @cailuongvietnam
nexus style by Nebdion © 2008
Vietnamese language pack for phpBB 3.0.x download and support.