Thứ 4 Tháng 8 13, 2014 9:17 am
Cập nhật 11/08/2014.
Nghệ sĩ Ngọc Đáng, danh ca cải lương Mỵ Lan, nghệ sĩ Thiên Kim, tay trống Tám Lang... tuổi xế chiếu không gia đình, nghèo tiền bạc, đau ốm bệnh tật và cùng chia sẻ mái ấm là Viện dưỡng lão nghệ sĩ ở quận 8, TP HCM. Lớn tuổi nhất "đại gia đình" 19 thành viên này là tay trống hào hoa Tám Lang của các đoàn cải lương sau Giải phóng, nay đã bước sang tuổi 94. "Chúng tôi vào viện là may mắn hơn hàng trăm đồng nghiệp ngoài kia đang già yếu, thiếu thốn muốn vào nhưng không được. Ở đây có đồng nghiệp, cùng sống an nhàn trong cái tình sân khấu, quý lắm" ông Tám nói.Nghệ sĩ Thiên Kim, 80 tuổi ở căn phòng bà đã sống mười mấy năm nay tại Viện dưỡng lão. Bà vẫn nhận được lời mời đi đóng một số bộ phim truyền hình và khá quen thuộc với khán giả khi diễn xuất trong phim "Bỗng dưng muốn khóc".Danh ca cải lương một thời, bà Mỵ Lan nay cũng không còn khỏe mạnh. Bà nói về cảnh chung của những nghệ sĩ về già trong khu dưỡng lão: "Mỗi người mỗi cảnh đời khi xế bóng, hoàn cảnh neo đơn, không con cháu, đều trên tuổi 65 và có cống hiến ít nhất 25 năm trong nghề".Nghệ sĩ Ngọc Đáng của sân khấu cải lương tuồng cổ nức tiếng một thời, vẫn rôm rả và vui vẻ ở tuổi 86. Bà bảo: “Vào đây sống cùng đồng nghiệp, đồng môn ngày xưa thấy vui, niềm vui tuổi già mà có trúng độc đắc cũng không bằng”.Bà Bạch Yến từng là bầu sô những gánh hát nổi danh thời trước giải phóng, nay già đau ốm phải dựa vào xe lăn và sự cưu mang của đồng nghiệp. Ở tuổi xế chiều, những nghệ sĩ không tránh được quy luật sinh, lão, bệnh, tử. "Nhiều nghệ sĩ cảnh neo đơn, vào ngôi nhà sân khấu này, có chị có em đùm bọc nhau sống vui ngày già", bà Yến nói.Nghệ nhân Chín Đèn một thời phụ trách thiết kế sân khấu có tiếng, kể về những lần tai nạn nghề nghiệp khi tạo ra tiếng động trong những vở diễn lớn. Ngày trước, thời chưa có đèn led, nghề thiết kế sân khấu phải tạo âm thanh, ánh sáng tại hiện trường với kỹ thuật thô sơ, bị bỏng là chuyện bình thường. Ông nói vẻ trào lộng: "Thời đó bị bỏng hoài nhưng mà yêu nghề, yêu ánh đèn, màn nhung nên tôi theo đến cùng, rồi già yếu, lẻ bóng lúc nào không hay". Cô đào Mộng Lành nay ở tuổi 70, vốn là một trong bốn tứ đại tài sắc ở làng ca cải lương Hồ Quảng xưa. Năm 2007, bà bị tai biến, không người thân thích, sống một mình, đi bán vé số. Một nghệ sĩ đã đi quyên góp tiền chữa bệnh và đưa bà về ở tại viện từ 5 năm nay. Mỗi khi kể về quãng thời gian sóng gió bị tai biến rồi được anh em nghệ sĩ đùm bọc, mắt bà nhòa lệ.Một tính cách độc đáo khác trong khu dưỡng lão là họa sĩ Hoài Nam, 87 tuổi nổi tiếng với cách sống lãng tử, rày đây mai đó. Ông một thời nổi tiếng vì 5 không: “không nhà, không con, không gia đình, không căn cước, không hộ tịch”. Nghệ sĩ về ở trong khu dưỡng lão từ mười mấy năm nay.Bảo vệ khu dưỡng lão này cũng là một nghệ sĩ hài nổi danh một thời. Nghệ sĩ hài Cảnh Tượng một thời đi diễn nhiều tỉnh thành, tuổi già không gia đình về với đồng nghiệp, còn sức khỏe nên làm bảo vệ. “Tui năm nay 60 rồi, mong còn sức khỏe để làm bảo vệ cho khu dưỡng lão thêm vài năm, sau này được vào ở chung với anh chị em nghệ sĩ."Thú tiêu khiển trong khu dưỡng lão, ngoài chiếc tivi bật luôn ngày là tiếng chim khách cho "vui cửa vui nhà". Cặp chim khách thỉnh thoảng cất tiếng “Chín ơi, có khách” khiến không khí khu dưỡng lão đỡ quạnh quẽ. Các đồng nghiệp một thời cùng xem phim, ăn trưa trong khuôn viên khu dưỡng lão, một tòa nhà hai tầng có nhiều cây xanh. Cả khu có 20 phòng cho các thành viên ở, ngày thường ít có khách viếng thăm. "Mỗi khi có khách đến thăm, chúng tôi vui lắm, có dịp trò chuyện, hát lại những bài cải lương một thời", nghệ sĩ cải lương Hồng Hoa nói.
Khánh Ly (VNE)
Thứ 4 Tháng 8 13, 2014 6:28 pm
Nhà báo quên nhắc tới các NS cũng có bộ computer để xem tin tức và hình ảnh của chính mình nữa đó chứ !
Thứ 6 Tháng 8 15, 2014 12:46 pm
Thứ 7 Tháng 8 16, 2014 5:36 am
Powered by phpBB © phpBB Group.
phpBB Mobile / SEO by Artodia.