tienghathoctro đã viết:chieumuathanhpho đã viết:lekt, Chuyện là vầy (nghe kể thui nghe). Ông Trường Chinh là người đấu tố cha mẹ ruột của mình.
Các bạn có thể chia sẻ kể cho THHT biết rõ chi tiết về vụ Mr Trường Chinh đấu tố cha mẹ ruột của mình như thế nào ?, sau này ông ta có ăn năn hối hận về việc đã làm như thế không ?. Mr Trường Chinh sống cũng thọ lắm, hơn 90 tuổi mới chết vì đi lên đi xuống cầu thang bị vấp té rồi đi luôn !.
http://greenspun.com/bboard/q-and-a-fet ... _id=00C4hk
http://lenduong.net/spip.php?article2664 (... bà Nguyễn Thị Năm, nạn nhân đầu tiên của cuộc CCRĐ, là người đã từng che giấu nuôi ăn và giúp đỡ Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng v.v..., đã từng hoạt động trong hội phụ nữ, có cả con trai đi bộ đội và đã tặng 100 lạng vàng cho nhà nước. Tinh thần yêu nước của người công dân Nguyễn Thị Năm một lòng hy sinh cho Đảng đã được những kẻ lãnh đạo chiụ ơn cưu mang của bà Năm đền đáp lại bằng phát súng phản bội ân tình để khai trương cuộc CCRĐ. Đối với một người có lòng với đất nuớc, có công với cách mạng và nhất là đã ra tay cứu giúp mình sống sót mà những kẻ lãnh đạo CSVN còn đối xử tán tận lương tâm với ân nhân đến như thế, thì lẽ dĩ nhiên sinh mạng của người dân chỉ là những phương tiện cho họ xử dụng để leo lên bức thang danh vọng quyền lực mà thôi. Cũng vì thế kẻ cao danh vọng càng dầy ác tâm... )
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/ ... um_ThyNga/ ( ...Cuộc cải cách ruộng đất dẫn tới hậu quả mà chính những kẻ chủ trương cũng không lường được. Họ đành phải thừa nhận là sai lầm. Tuy nhiên, theo thính giả S.D. thì: “việc “sửa sai” đó chỉ là trò hề. Những người chịu trách nhiệm chính về “Cải cách ruộng đất” như Trường Chinh, Hồng Quốc Việt, Lê Văn Lương, … vẫn không bị xử lý.” ... )
http://nguoidan.com/nd156/dung1.htm (...Một điều rất quái dị trong CCRÐ mà ÐCS lại coi là tự nhiên hoặc là cần thiết: người ta thường xuyên huy động các cháu thiếu niên từ 9-10 tuổi trở lên tham gia CCRÐ. Bắt chúng mang trống ếch đi cổ động, đi "đả đảo", "hoan hô", tham dự các cuộc đấu tố, các phiên toà CCRÐ, các buổi hành quyết công khai. Nhiều cháu, nhất là các cháu gái, vốn có tâm lý hiền lành bị bắt buộc phải tham gia, đã không chịu nổi, run sợ, khiếp đảm, có cháu ngất xỉu trước cảnh hãi hùng, súng bắn, máu đổ... Còn các cháu vốn có tâm lý hung dữ thì lại thích thú hoan hô, thậm chí sau khi "được" tham dự những cảnh tượng đó, có nơi chúng lại bày trò chơi "đấu tố", bắt con cái địa chủ quỳ để con cái nông dân lên đấu, cũng xỉa xói vào mặt, cũng xỉ vả, vạch tội... Chẳng biết có ai xúi giục không, nhưng nhiều nơi đã xảy ra những "trò chơi" quái đản đó!
Khi cái thiện bị nén xuống mà cái ác được cổ vũ, thì chẳng có gì đáng ngạc nhiên là đạo đức bị suy đồi, băng hoại dưới chế độ của những người cộng sản. Tôi còn nhớ trong thời kỳ "cởi trói", đã được đọc truyện ngắn "Bước Qua Lời Nguyền" của Tạ Duyên Anh đăng trên tuần báo "Văn Nghệ" (1989) ở Hà Nội, truyện đó phản ánh phần nào tấn bi kịch của giới trẻ nông thôn đã lớn lên trong và sau cuộc CCRÐ đầy kinh hoàng. Không những CCRÐ đánh một đòn rất mạnh vào nền đạo lý và truyền thống nhân bản, mà nền văn hoá dân tộc cũng vì nó mà bị tổn hại rất nặng nề. Nhiều miếu đền uy nghiêm bề thế, nhiều bia đá là những di tích văn hoá lâu đời của dân tộc đã bị huỷ hoại trong CCRÐ. ÐCS giấu kín những chuyện này, nhưng cũng có thể nêu ra vài trường hợp. Mong rằng các bạn xa gần, trong và ngoài nước sưu tầm và bổ sung thêm. Chẳng hạn, cụ Nguyễn Mai (1876-1954) là hậu duệ đời thứ 14 của dòng họ Nguyễn Tiên Ðiền, gọi thi hào Nguyễn Du (1765-1820) đời thứ 11 là bác. Ðầu năm 1954, lúc 78 tuổi, cụ bị đội và đoàn CCRÐ quy là địa chủ (vì có vài mẫu cho phát canh để sống) lại bị "kích" lên thành phần phong kiến cường hào (vì cụ từng đỗ cử nhân khoa Canh Tý (1900) lúc 24 tuổi, lại đỗ Tiến sĩ khoa Giáp Thìn (1904) lúc 28 tuổi, mà thật ra cụ không hề nhận chức tước, phẩm hàm gì, chỉ cam phận sống thanh nhàn ẩn dật. Cụ bị đấu ba đêm liền, bị kết án 15 năm tù khổ sai, bị giam ở trại Ðâng, tỉnh Hà Tĩnh, là nơi nước rất độc, nên ngay mùa thu năm ấy, cụ bị phù thũng chết trong trại tù, vùi xác ở ven rừng. Cụ Nghè Nguyễn Mai từ trần trong uất hận là nỗi đau lớn, nhưng nỗi đau còn lớn hơn nữa cho dân tộc là do cụ bị quy oan như vậy, mà đội CCRÐ đã phá huỷ nhiều đền đài, bia, miếu thờ của các danh nhân họ Nguyễn Tiên Ðiền, và nghiêm trọng hơn nữa, đã đốt cháy ngôi nhà năm gian chứa đầy thư tịch quý giá của dòng họ Nguyễn Tiên Ðiền, trong đó có di cảo của thi hào Nguyễn Du. Một sự mất mát lớn lao về văn hoá không có gì bù lại được! (Xem sách "Bể Dâu Trong Dòng Họ Nguyễn Du" của Ðặng Cao Ruyện, NXB Miền Ðông Hoa Kỳ, 2002, tr. 200, 201). Còn một chuyện này nữa. Trong cuộc hội nghị cán bộ do TƯ Ðảng triệu tập sau khi có nghị quyết sửa sai trong CCRÐ hồi tháng 09.1956, tôi được nghe ông Cù Huy Cận, lúc đó là thứ trưởng Bộ văn hoá, nói ở cuộc họp tổ là tấm bia đá của Lê Lợi đã bị đội CCRÐ phá huỷ. Bộ văn hoá phải cấp tốc thuê làm bia khác giống hệt bia cũ rồi đặt vào chỗ cũ và phải tuyệt đối giữ bí mật để không ai biết là bia mới! Tôi không có điều kiện kiểm chứng, nhưng chẳng lẽ ông thứ trưởng văn hoá lại nói sai?!)
http://www.vietnet.no/modules.php?name= ... t&sid=1653 (...Nghị quyết sửa sai của đảng LĐ được báo Nhân Dân đăng ngày 30-10-1956, theo đó Trường Chinh Đặng Xuân Khu bị cất chức tổng bí thư đảng. Tuy nhiên ông nầy vẫn giữ ghế uỷ viên Bộ chính trị cho đến khi tự ý từ chức tại Đại hội 6 đảng Cộng Sản Việt Nam vào cuối năm 1986, rồi lên làm cố vấn đảng cho đến khi chết vào năm 1988. Hoàng Quốc Việt và Lê Văn Lương đều bị loại ra khỏi Bộ chính trị, Lê Văn Lương thôi luôn chức Trưởng bản tổ chức Trung ương đảng, còn Hồ Viết Thắng bị loại khỏi ban chấp hành Trung ương đảng. Đó là những biện pháp về mặt đảng LĐ... Tuy thế, chẳng bao lâu sau, Trường Chinh được cử làm Phó thủ tướng (29-4-1958), rồi Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Quốc hội (7-7-1960). Hoàng Quốc Việt lẫn Lê Văn Lương về sau vẫn tiếp tục giữ những chức vụ quan trọng trong guồng máy cầm quyền Hà Nội, còn Hồ Viết Thắng sau đổi tên là Hồ Thắng, làm thứ trưởng bộ Nông nghiệp. (Lâm Thanh Liêm, bđd. sđd. tt. 211-212.)
Những điều đó chứng tỏ các người nầy chỉ là những kẻ thừa hành chủ trương chính sách của đảng LĐ. Khi bị dân phản đối, họ bị làm vật hy sinh để chống đỡ và cứu nguy cho đảng, tạm thời bị huyền chức một thời gian, rồi được trọng dụng trở lại. Nếu các kẻ nầy mà tự ý làm sai trái chủ trương của đảng LĐ, nếu không bị thủ tiêu hoặc tù tội, thì cũng bị loại luôn, mà không bao giờ trở lại được chính trường, như trường hợp Dương Bạch Mai, Ung Văn Khiêm, Hoàng Minh Chính
trong vụ án mà CS gọi là "Vụ án Tổ chức chống Đảng, chống Nhà nước ta, đi theo chủ nghĩa xét lại hiện đại và làm tình báo cho nước ngoài".
Những đảng viên LĐ đã lỡ bị hành quyết hay chết trong các trại tù sau cuộc CCRĐ được xem là thành phần yêu nước, hy sinh vì cách mạng, gia đình được hưởng chính sách ưu đãi. Những đảng viên bị oan, nếu còn sống, được phục hồi danh dự và tái thu nạp vào chức vụ cũ. Thường dân bị oan được bồi thường, nhưng chỉ có tính cách tượng trưng và được sắp xếp lại thành phần giai cấp xã hội, để có thể tái hội nhập trở lại trong đời sống, không còn bị cô lập hay ngược đãi... )
http://www.vietnamexodus.org/vne/module ... le&sid=293 ( ...Thi sĩ Hữu Loan lại mỉm cười chua chát bảo tôi;
- Chú muốn biết, anh sẽ kể rõ hết cho chú nghe. Chú, anh chị Trạch, và anh Trần Chánh Thành về Hà Nội, anh nào có hay. Sau đó, anh được anh Quang Dũng cho biết là anh ấy có đi đưa tiễn gia đình chú về Hà Nội. Anh bảo Quang Dũng rằng như thế là may cho anh chị Trạch và anh Trần Chánh Thành, chứ nếu ở lại hậu phương thì khổ, vì các anh ấy vốn thuộc giới trí thức làm quan lại cho Tây hồi xưa.
Đến cuối năm 1952 đầu năm 1953, chính phủ ta đi theo đường lối chính sách của Tầu. Đó là rập theo mô hình đấu tố của Mao đề ra đang được thi hành bên Tầu. Chúng gửi cố vấn sang Việt Nam, bắt buộc chính phủ ta phải thi hành việc đấu tố như Tầu.
Cố vấn Tầu đưa Trường Chinh lên làm chủ tịch và Hoàng Quốc Việt làm phó, bắt đầu mở màn phát động chiến dịch đấu tố cái mà chúng gọi là “địa chủ cường hào”. Tụi cố vấn Tầu chỉ định đưa bà Nguyễn Thị Năm, tên hiệu là Cát-Thành-Long chủ một đồn điền lớn ở Thái Nguyên ra đấu tố làm điển hình.
Trong quá khứ, bà Cát-Thành-Long là một phụ nữ rất hiền hậu, yêu nước, thương người. Bà có tiệm ở Hà Nội lấy nhãn hiệu Cát-Thành-Long và là một nhà giàu nhất nhì Hà Nội trong thời Pháp thuộc. Chính bà đã nuôi nấng, giấu giếm trong nhà nhiều cán bộ cộng sản, giúp họ khỏi bị Tây bắt. Trong số cán bộ được bà Cát-Thành-Long che chở nuôi ăn có cả Trường Chinh và Hoàng Quốc Việt. Đến khi Việt Minh có chân trong Hội Đồng chính phủ, già Hồ ngầm tổ chức Tuần Lễ Vàng lấy tiền mua súng để thành lập quân đội thì người ủng hộ nhiều vàng nhất Hà Nội bấy giờ cũng chính là bà Cát Thành Long tức Nguyễn Thị Năm.
Rồi cuối năm 1946 chiến tranh Việt Pháp bùng nổ. Dân thành phố Hà Nội bỏ nhà bỏ cửa đi tản cư khắp trong vùng quê tỉnh nhỏ. Bà Năm cùng gia đình chạy lên Thái Nguyên ở vùng Việt Bắc vì nơi đó bà có một đồn điền lớn với nhiều tá điền. Những người này được bà Năm quý mến, lại tận tình giúp đỡ khi họ gặp khó khăn, và họ cũng đều thương mến kính trọng bà.
Vào những năm đầu của cuộc kháng chiến, bộ đội phải sống rất vất vả trong nghèo nàn đói khát. Gạo không có mà ăn cho đủ no. Thường thường mỗi bữa mỗi người chỉ được hai miệng bát cơm gạo mục mốc đầy thóc và sạn. Cho nên, nhiều khi bộ đội hành quân qua đồn điền của bà Năm, quân số lên cả tiểu đoàn. Bà mời họ ở lại, sai người nhà mổ bò heo, làm gà vịt để bộ đội ăn no cho có sức ra trận đánh Tây. Vì thế bộ đội ở Việt Bắc lúc đó ai cũng thương bà, gọi bà là Mẹ chiến sĩ. Thêm vào đó, bà có hai con trai đều đi bộ đội. Người con lớn làm đến sư đoàn trưởng, người con thứ làm đến trung đoàn trưởng. Cả hai đánh giặc rất hăng.
Ấy thế mà sau này tụi cố vấn Tầu lại bắt
Trường Chinh phải đem bà Năm ra đấu tố làm điển hình. Tên Trường Chinh quá sợ nên y theo lệnh. Hoàng Quốc Việt còn chút lương tâm, viết thư về trình cho Hồ Chí Minh hay vì hắn tin rằng chỉ có già Hồ mới đủ sức can thiệp cứu mạng cho bà Năm mà thôi. Nhưng không ngờ già Hồ làm ngơ khi đọc thư tường trình của hắn, để mặc Trường Chinh mang bà ra đấu tố cho đến chết. Hai con trai bà cũng sợ, không dám về hoặc kiếm cách can thiệp gì cả.
Sau khi hoàn thành việc đấu tố bà Nguyễn Thị Năm, bọn họ phát động phong trào đấu tố toàn tỉnh Thanh Hóa. Từ thành phố đến huyện xuống tới xã thôn, nơi nào cũng có cán bộ đến giải thích kích động hô hào. Biểu ngữ căng đầy đường. Ngày đêm, họ tụ họp các thanh niên nam nữ, thiếu niên, nhi đồng, đi thành từng đoàn, hô to những khẩu hiệu được học thuộc “Hãy giết sạch lũ địa chủ cường hào ác bá!” “Đào tận gốc, trốc tận rễ!” “Cường hào ác bá ra tro!”... Khắp chốn, các đội cán bộ đến lôi dân chúng ra tuyên truyền nhồi sọ những lời vu oan giá hoạ dùng để áp đặt lên những người bị đem ra đấu tố. Dân chúng kinh hoảng khi thấy đội cán bộ vào làng để học tập việc đấu tố. Quyền hành sinh sát trong tay họ. Dân chúng sợ quá nói với nhau “Nhất Đội, nhì Trời”! Đội gieo tang tóc, máu đổ thịt rơi, gây kinh hoàng, làm cho từng người dân đêm nằm ngủ không yên, lúc nào cũng nơm nớp lo có người trong đội hoặc du kích rình rập bên ngoài nghe trộm.
Nhà thơ Hữu Loan ngừng nói, nhấp vài hớp trà, rồi nhìn tôi đăm đăm, kể tiếp :
- Lúc đó, anh còn là chính trị viên tiểu đoàn. Anh thấy tận mắt những chuyện đấu tố. Hơn nữa, mình là người có học, hiểu biết luân thường đạo lý, lại có tâm hồn nghệ sĩ, nên anh cảm thấy chán nản quá và không còn kính trọng già Hồ cũng như chủ nghĩa cộng sản nữa. Tuy nhiên, anh đã trót làm đảng viên được mấy năm rồi. Thú thật với chú, lúc đó anh thất vọng vô cùng!
Trong một xã thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cách xa anh ở độ mười lăm cây số, có một gia đình địa chủ rất giầu nắm trong tay gần năm trăm mẫu tư điền. Ông địa chủ giầu lòng nhân đạo, rất yêu nước thương người. Ông thấy bộ đội sư đoàn 301 của anh thiếu ăn, nên ông thường cho tá điền gánh gạo tới chỗ đóng quân để ủng hộ bộ đội. Anh là Trưởng Phòng Tuyên Huấn và Chính Trị nên phải thay mặt anh em ra cám ơn tấm lòng tốt của ông ta, đồng thời đề nghị lên Sư đoàn trưởng trao tặng bằng khen ngợi để vinh danh ông. Riêng anh rất quý mến và luôn luôn nhớ đến ông.
Thế rồi một hôm anh nghe tin gia đình ông địa chủ ấy bị đội đấu tố mang cả hai vợ chồng ra cho dân đấu tố, sỉ vả, nhục mạ, rồi chôn xuống đất để hở có cái đầu lên thôi. Xong, họ cho trâu kéo bừa qua lại hai cái đầu cho đến chết. Gia đình ông bà địa chủ xấu số chỉ còn có một cô con gái mười bảy tuổi được tha chết nhưng bị đội đấu tố đuổi ra khỏi nhà với vài bộ quần áo. Dã man hơn nữa, chúng còn ra lệnh cấm không cho ai được liên hệ, nuôi nấng hoặc thuê cô ta làm công. Thời đó, cán bộ cấm dân chúng cả việc lấy các con cái của địa chủ làm vợ làm chồng.
Anh Hữu Loan chớp chớp đôi mắt nhăn nheo có hai vành mi ướt đỏ đượm mầu thương cảm. Anh mím miệng, nuốt nước bọt cho bớt nghẹn cổ, rồi kể tiếp :
- Biết chuyện thảm thương giáng xuống gia đình ông bà địa chủ mà anh hằng nhớ ơn, anh trở về xã đó xem cô con gái của họ sinh sống ra sao, vì trước kia anh cũng biết mặt cô ta. Lúc gần tới nơi, may sao anh gặp cô ta áo quần rách mướp, mặt mày lem luốc, đang lom khom tìm lượm vài củ khoai mà dân bỏ sót nhét vào túi áo, rồi chùi vội một củ vào quần đưa lên miệng gặm. Anh quá xúc động, nước mắt muốn ứa ra. Anh lại gần hỏi thăm và được cô ta kể lại rành rọt hôm cha mẹ cô bị đấu tố chết ra sao. Cô ta khóc mếu nói rằng gặp ai cũng bị xua đuổi; hàng ngày cô phải đi mót khoai ăn đỡ đói lòng, tối về ngủ trong cái miếu hoang; cô rất đói khổ lo lắng, không biết ngày mai còn sống hay sẽ chết vì đói khát!
Anh nghe mà lấy làm thương tâm quá, trong lòng vô cùng xúc động. Anh bèn đem cô ta về quê của anh, rồi bất chấp lệnh cấm, anh đã lấy cô ta làm vợ. Cho đến ngày nay, bà ấy đã cho anh mười người con ngoan. Khi xưa, quê anh nghèo, nhà anh cũng nghèo, anh lại còn ở trong bộ đội nên không có tiền. Nhưng hai vợ chồng cố gắng chịu đựng đùm bọc nhau bữa đói bữa no.
Sau khi lấy vợ, anh trở lại đơn vị làm đơn xin bỏ ngũ và trả lại thẻ đảng, rồi về quê luôn không chờ cấp trên có chấp thuận cho anh giải ngũ hay không. Được một năm, vợ anh sinh cho anh một cháu trai rất kháu khỉnh.
...