Cầu Bến Lức hẹp.Xe cộ lưu thông thường hay bị kẹt.Xe tới dầu cầu sắp hàng dừng lại .Chờ xe phía bên kia cầu vượt qua hết thì đoàn xe phía bên đây cầu mới có thể chạy được.Trong lúc kẹt cầu - thường không dưới 25 phút - hành khách có thể bước xuống xe nghỉ " xả hơi ",uống nước giải lao,mua trái cây,bánh mứt địa phương làm quà cho gia đình.Năm 1962,nếu hành khách ngồi xe đò xuôi ngược Saigòn - Hậu Giang,ngang qua cầu Bến Lức,sẽ thấy một em bé miệng hát lanh lảnh,tay cầm lon sữa bò,tay dắt một ông lão mù hai mắt xin ăn.Ông lão đờn,em bé ca.Tiếng đờn của ông lão khiến hành khách xốn xang,gieo vào lòng một nổi buồn lâng lâng.Tiếng đờn "buồn dịêu vợi".Khách nghe ông lão đờn,khách lưu luyến cây cầu Bến Lức và thương cảm cho cuộc đời không may của ông lão.Ông lão đó,tên Hoàng Văn Quỷnh,biệt danh bầu Quỷhn,chủ gánh Sao Ngàn Nơi.
Soạn giả Viễn Châu động lòng ,chia sẻ mảnh đời tang thương của ông bầu Quỷnh,sáng tác 5 câu vọng cổ , phối hợp điệu " tân cổ giao duyên" chân thành tặng ông bầu Quỷnh.Bản nhạc tựa đề SẦU VƯƠNG Ý NHẠC do nghệ sĩ Minh Cảnh ca, đuọc hát khắp nơi với thành ý muốn nhắc nhở với thính giả bốn phương nghĩ đến một nghệ sĩ tật nguyền nghèo khổ.
(Hậu trường sân khấu...)
Tân cổ SẦU VƯƠNG Ý NHẠC - Soạn giả Viễn Châu - MINH CẢNH trình bày
( Thơ ) Em ở nơi nào, em ở đâu
Lời ca tức tưởi giữa cung sầu
Quê nghèo áo bạc màu sương gió
Một kiếp phong trần mấy biển dâu
( Nói lối ) Xe dừng lại bên kia cầu Bến Lức
Nhạc ai làm ray rứt cõi lòng ta
Họ không là những nhạc sĩ tài hoa
Nhưng đời gian khổ là bài ca đầy nước mắt
( Vọng cổ )
CÂU 1: Mỗi khi có dịp xuống Hậu Giang và đi ngang cầu Bến Lức, tôi còn nhớ mãi những lời ca não nuột của một em bé thơ ngây hát dạo ở ven ....đường..
Nắm chiếc gậy tre em dắt theo một ông lão đui mù..
Em cất tiếng ca lên buồn rười rượi:
" Mưa rừng ơi mưa rừng,
hạt mưa nhớ ai mưa triền miên,
phải chăng mưa buồn vì tình đời,
mưa sầu vì lòng người, duyên kiếp không lâu,"
Ôi buồn làm sao tiếng ca đầy thảm não.
CÂU 2: Không ai bảo ai nhưng cả xe đều im lặng và nghe đâu đây như có tiếng thở dài..
Gió lạnh từ xa như họa theo tiếng nhạc u hoài..
Ông lão sửa dây đờn, em bé cũng trở sang điệu khúc:
" Ai đang đi trên đường đê
tai lắng nghe vang câu hò đê mê,
vô đây em, dù trời khuya,
anh vẫn đưa em về..."...
Giữa trưa buồn nghe não nuột lòng ơi.
Nói lối ):
Mưa lành lạnh buồn bay theo ngọn gió
Gió trở chiều thổi nhẹ hạt mưa sa
Buồn làm sao những tiếng nhạc lời ca
Tình nhân loại chan hòa tình đất nước
( Vọng cổ ) :
CÂU 4-- Nhũng đường tơ như chùng theo mấy ngón tay gầy guộc đang run run bấm nhẹ mấy cung đàn...
Chiếc đàn long phím tan thương như một kiếp cơ hàn...Đôi hố mắt sâu thăm thẳm như chúa đựng một nổi niềm dĩ vãng xa xăm.Xe đến rồi đi,kẻ xuống Hậu Giang,người về Đô thị,ai không nghe cõi lòng bâng khuâng với lời ca ngây thơ vụng dại vang vang trong tiếng nhạc thâm trầm.
CÂU 5-- Cầm chiếc lon rỉ sét đưa lên,vài bàn tay bỏ vào tờ giấy bạc,ông lão run run để lộ nét vui mừng..Cô bé cũng hân hoan cất tiếng ca rằng
" Qua thiên san kìa ai tiễn rượu vừa tàn,
Vui ca xang rồi đi tiển binh ngoài ngàn,
Người đi ngoài vạn lý quan san,
Người mong chờ trong bóng cô đơn..."
Hởi ôi buồn làm sao như người đi kẻ ở,buồn làm sao như rạn vỡ tâm hồn.
CÂU 6 -- Bảng trắng đã lên rồi,đoàn xe từ từ chuyển bánh.Tôi nhìn lần cuối cùng hình ảnh cha con người hát dạo,lòng bâng khuâng tràn ngập một niềm thương: NGƯỜI LY HƯƠNG,TA CŨNG LY HƯƠNG,HỌ NHẠC SĨ,TA CŨNG LÀ NHAC SĨ,ĐỜI CỦA AI RÀY ĐÂY MAI ĐÓ THÌ ĐỜI CỦA TA CŨNG SƯƠNG GIÓ LÂU RỒI
" Mưa rừng ơi mưa rừng
Hạt mưa nhớ ai mưa triền miên
Phải chăng mưa buồn vì tình đời
Mưa sầu vì tình đời,duyên kiếp không lâu..."
_________________
Sửa lần cuối bởi
tancogiaoduyen vào ngày Thứ 3 Tháng 11 16, 2004 6:42 pm với 3 lần sửa trong tổng số.