ỦNG HỘ QUỸ DUY TRÌ TRANG WEB


Switch to full style
Gửi bài trả lời

“Người ăn không hết, kẻ lần không ra”

Thứ 6 Tháng 11 20, 2015 10:43 am



Nghịch lý trong giới nghệ sĩ sân khấu hiện nay là người thì quá nhiều sô diễn đến mức không có thời gian ăn, nghỉ; người thì không tìm được việc làm dù họ thật sự là tài năng

Thị phần biểu diễn từ sân khấu đại nhạc hội cho đến các chương trình truyền hình thực tế đang phát triển mạnh mẽ, phim thương mại cũng ngày một nhiều hơn khiến cho những nghệ sĩ tiếng tăm chạy sô tối mày tối mặt.

Nghệ sĩ hài lên ngôi

Có lẽ từ khi các chương trình game show, truyền hình thực tế cần yếu tố vui nhộn để thu hút khán giả, đời sống nghệ sĩ hài bắt đầu lên ngôi. Một số nghệ sĩ của lĩnh vực này được dịp “lăn lộn” với nhiều vai trò khác nhau, như diễn viên, MC (dẫn chương trình), giám khảo… Không chỉ có vậy, những chương trình đại nhạc hội, live show cũng đua nhau mời bằng được các ngôi sao hài tham gia cho xứng tầm và đạt doanh thu cao. Những tên tuổi như: Hoài Linh, Việt Hương, Trấn Thành, Trường Giang trở nên đắt sô chưa từng thấy. Đây có lẽ thời điểm bận rộn nhất của họ khi phải “tả xung hữu đột” khắp nơi. Nhờ vậy, họ cũng là những nghệ sĩ sân khấu có thu nhập thuộc hàng “khủng” hiện nay.

Hình ảnh
Trấn Thành, Trường Giang, Thanh Bạch trong vai trò giám khảo chương trình “Hoán đổi” Ảnh: ÂN NGUYỄN
Chỉ riêng Việt Hương, vừa thấy cô trên phim điện ảnh vừa thấy làm giám khảo cho chương trình “Thách thức danh hài”, “VStar Kids”, “Bí mật đêm chủ nhật” rồi “Ơn giời, cậu đây rồi!”... Trấn Thành thì chạy sô đến chóng mặt, từ MC của hàng loạt chương trình truyền hình thực tế, game show đến những bộ phim thương mại cần yếu tố hài hước. Ngoài việc gặp Trấn Thành trong các sô diễn hằng đêm trên sân khấu, khán giả còn thấy anh làm MC của chương trình “Một trăm triệu một phút”, “Thử thách cùng bước nhảy 2015”, giám khảo chương trình “Hoán đổi”, xuất hiện trong chương trình “Bí mật đêm chủ nhật”, trong “Ơn giời, cậu đây rồi!”. Sự xuất hiện của Trấn Thành nhiều đến mức có người nhận xét: “Cứ mở ti vi là thấy Trấn Thành”.

Tương tự là Trường Giang. Mới nổi lên trong vài chương trình truyền hình thực tế, lối diễn xuất duyên dáng và tài ăn nói hài hước đã giúp cho Trường Giang nhanh chóng được khán giả yêu thích, được nhà tổ chức chương trình tin cậy. Chớp lấy thời cơ, Trường Giang rời khỏi sân khấu Nụ Cười Mới, chạy sô không kém đàn anh, đàn chị khi vừa làm MC cho “Thiên đường ẩm thực”, “Bước nhảy ngàn cân”, “Chung sức” vừa tham gia diễn xuất trong “Bí mật đêm chủ nhật”, lại xuất hiện trong “Ơn giời, cậu đây rồi!” và ghi hình cho hai bộ phim điện ảnh “49 ngày” của đạo diễn Nhật Trung, “Già gân, mỹ nhân và găng tơ” của đạo diễn Đức Thịnh. Hoài Linh thì khỏi bàn, chỉ cần bật ti vi sẽ thấy anh với tư cách giám khảo hoặc MC, từ: “Gương mặt thân quen”, “Người giấu mặt”, “Người đi xuyên tường”, “Bí mật đêm chủ nhật”, “Ơn giời, cậu đây rồi!”, “Tiếu lâm bách nghệ”…, chưa kể tần suất xuất hiện dày đặc của anh trong các clip quảng cáo. Từ một nghệ sĩ hài, Hoài Linh đã trở thành nghệ sĩ đa năng, với biệt danh “vua của làng giải trí”. Mức cát-sê của anh đứng đầu các “ngôi sao” trong showbiz Việt hiện nay. Người trong giới đồn rằng Hoài Linh, Trấn Thành, Việt Hương, Trường Giang thu nhập mỗi tháng cả tỉ đồng.

Nghệ sĩ hài đắt sô còn phải kể đến: Đại Nghĩa, Xuân Bắc, Tự Long, Quang Thắng, Minh Béo, Hoàng Mập, Thu Trang… Họ cũng có được thương hiệu để bảo đảm doanh thu cho các sô diễn và độ rating (chỉ số người xem) cho các chương trình truyền hình thực tế đang phát sóng trên nhiều kênh truyền hình. Tất nhiên, thu nhập của họ cũng thuộc hàng cao.

Người kiếm ăn từng bữa

Từ lĩnh vực hài cho đến sân khấu kịch nói, cải lương, số nghệ sĩ được xem là đắt sô thu nhập cao chỉ trên 20 gương mặt: Hoài Linh, Thành Lộc, Trấn Thành, Việt Hương, Trường Giang, Chí Tài, Thúy Nga, Thanh Bạch, Lệ Thủy, Minh Vương, Vũ Linh, Kim Tử Long, Kim Tiểu Long, Vũ Luân, Thoại Mỹ, Trọng Phúc, Đại Nghĩa, Đình Toàn, Phi Phụng, Phương Dung, Cát Phượng, Minh Nhí, Hồng Vân, Anh Vũ, Thái Hòa…

Còn lại hơn 200 nghệ sĩ tại TP HCM có thể xem là kém may mắn vì ít sô diễn, trong đó 2/3 phải sống dựa vào sàn diễn kịch nói, tấu hài, cải lương vào dịp cuối tuần. Nhưng hiện nay, trước tình trạng khan hiếm kịch bản hay, sân khấu xã hội hóa rơi vào giai đoạn thoái trào, lượng vé bán ra mỗi suất tại các sân khấu đã giảm mạnh nên mức thù lao của diễn viên tại các sân khấu kịch như: IDECAF, Nụ Cười Mới, Kịch Sài Gòn, Hoàng Thái Thanh, Nhà hát Kịch TP HCM, Nhà hát Kịch sân khấu nhỏ TP HCM, Kịch Phú Nhuận… chỉ từ 300.000 đồng đến 700.000 đồng/suất. Diễn viên trẻ từ 120.000 đồng đến 250.000 đồng/suất. Thê thảm nhất là nghệ sĩ sân khấu cải lương, một số người chỉ có thu nhập 600.000 đồng/tháng. Vì thế, họ phải sống với những công việc không dính dáng đến nghề nghiệp, như bán hàng rong, khâu vá quần áo, giặt ủi, phụ bếp, bồi bàn, chạy xe ôm… Nghệ sĩ Kim Cương cho biết số nghệ sĩ thất nghiệp chuyển sang kinh doanh nhỏ lẻ, đăng ký xin được hỗ trợ vốn lên đến gần 100 người. “Chúng tôi đang huy động thêm nguồn vốn để giúp đỡ những anh em này. Ngoài sàn diễn, họ bắt đầu làm quen với nghề nghiệp khác, đó là một thử thách đòi hỏi chúng tôi phải có nguồn vốn để giúp đỡ kịp thời” - nghệ sĩ Kim Cương nói.

Phần lớn họ là diễn viên sân khấu cải lương, không thuộc đoàn nghệ thuật nào, chỉ diễn tại các rạp vào cuối tuần. Khi các rạp hát cải lương không còn hoạt động, họ chỉ sống nhờ vào những suất hát chầu, hát đình với mức thù lao được nhận từ 120.000 đồng đến 200.000 đồng/suất, mỗi tháng may lắm cũng chỉ có 3 suất hát.

Nghệ sĩ hài Tiểu Bảo Quốc tâm sự: “Không phải than vì mình ít sô diễn nhưng có gì đó chạnh lòng bởi rất nhiều nghệ sĩ như tôi hiện nay chỉ sống nhờ vào sàn diễn cuối tuần, khi sàn diễn tắt đèn coi như không có tiền mua gạo”.

Kỳ tới: Phải chăng kém tài, kém duyên?

Đắt sô chưa hẳn giỏi

Theo nhận xét của một số nhà chuyên môn, nỗ lực của mỗi nghệ sĩ trong việc tạo nên tên tuổi, lôi cuốn khán giả đến rạp hay ngồi trước màn ảnh nhỏ là điều đáng khích lệ. Thế nhưng, không hẳn sự xuất hiện nào cũng đậm chất nghệ thuật, họ vẫn rơi vào tình huống nhàm chán, nhạt nhẽo bởi một người làm quá nhiều vai trò khác nhau mà không phải vai trò nào họ cũng giỏi chuyên môn để làm tốt.

Một MC của một đài truyền hình cho biết anh được chọn dẫn chương trình cho một chương trình truyền hình trực tiếp, chỉ còn hai giờ nữa là lên sóng thì có lệnh thay MC, người được thay thế là một danh hài. Hậu quả là danh hài này “vô duyên” chưa từng thấy khi cố tình chọc khán giả cười một cách rẻ tiền trước một trích đoạn cải lương kinh điển, đòi hỏi sự trang trọng.



Thanh Hiệp -NLĐ

Re: “Người ăn không hết, kẻ lần không ra”

Thứ 6 Tháng 11 20, 2015 10:51 am



Cuộc mưu sinh của nghệ sĩ và “thánh đường nghệ thuật” chưa bao giờ rơi vào tình trạng nghiệt ngã như bây giờ

Trong các chương trình truyền hình giải trí hiện nay, qua lại, lui tới cũng chỉ có mấy gương mặt “thân quen”. Có nhiều người thắc mắc: “Tại sao chỉ có những gương mặt này chiếm sóng màn ảnh nhỏ, còn nhiều nghệ sĩ khác ở đâu?”.

Trời cho ai nấy hưởng?

Công bằng mà nói, việc một số nghệ sĩ “ngôi sao” chạy sô tối mày tối mặt như hiện nay cũng nhờ tên tuổi nổi tiếng và duyên nghề của họ. Để bảo đảm doanh thu phòng vé và chỉ số người xem cho các bộ phim, vở diễn, chương trình truyền hình giải trí, các đơn vị sản xuất, tổ chức biểu diễn cần có họ. Đối với nghệ sĩ, có cơ hội là phải nắm bắt. Ai cũng có tâm lý “tranh thủ” kiếm tiền, mai sau hết thời có muốn cũng không được.

Đắt sô đến mức các nghệ sĩ hài: Hoài Linh, Trấn Thành, Việt Hương chỉ có được những bữa ăn và giấc ngủ chóng vánh (Ảnh lấy từ Facebook của nghệ sĩ)
Đắt sô đến mức các nghệ sĩ hài: Hoài Linh, Trấn Thành, Việt Hương chỉ có được những bữa ăn và giấc ngủ chóng vánh (Ảnh lấy từ Facebook của nghệ sĩ)
Đạo diễn Trần Minh Ngọc nói: “Khi nhu cầu giải trí của khán giả tăng lên, các chương trình có yếu tố hài cũng tăng mạnh. Khó có thể trách các nghệ sĩ hài đã quá tham khi nhận nhiều công việc cùng một lúc. Ở đây vấn đề đặt ra là trách nhiệm các nhà sản xuất, các bầu sô bởi hơn ai hết, họ cần phải nhìn rõ việc phân bố công việc cho hợp lý, cố gắng điều chỉnh để có thể dung hòa được cho nhiều nghệ sĩ thực tài cùng tham gia, khán giả cũng không bị nhàm chán khi cứ phải xem hoài những trò diễn, mảng miếng quen thuộc từ sàn sân khấu cho đến màn ảnh nhỏ”.

Đạo diễn Lê Nguyên Đạt, Chủ nhiệm Sân khấu Sen Việt, lý giải vì sao các nhà tổ chức biểu diễn cần đến các tên tuổi ngôi sao: “Trước hết, họ bảo đảm doanh thu cao cho vở diễn, chương trình biểu diễn. Bằng chứng suất nào có Hoài Linh, Trấn Thành thì vé các vở kịch như “Đại hỷ”, “Không phải vừa đâu”… bán hết sạch; suất nào có người thế vai thì yếu hẳn”.

Giám đốc Công ty Truyền thông Khang Trần Thị Thùy Nga, đơn vị sản xuất chương trình “Cười xuyên Việt”, cho biết thêm: “Cần ngôi sao hài để thu hút lượng người xem, từ đó tìm kiếm những gương mặt diễn viên hài trẻ nổi lên từ chương trình, như hiện nay Dương Lâm của mùa thi “Cười xuyên Việt 2015” đang là nhân vật thu hút sự chú ý của số đông khán giả”.

Thực tế, những nghệ sĩ hài đắt sô làm việc không có thời gian ngơi nghỉ, sức sáng tạo của họ kém dần, tiếng cười nghệ thuật không đạt chất lượng như đã thấy qua một số chương trình đang phát sóng. Chẳng hạn, “Ơn giời, cậu đây rồi!” mùa này kém duyên hẳn so với mùa đầu.

Có nhiều nghệ sĩ vắt kiệt sức chạy sô thâu đêm suốt sáng. Giới sân khấu đã chứng kiến một số nghệ sĩ phải nhập viện vì chạy sô quá kiệt sức, như Minh Béo hay Hoài Linh thường xuyên lộ rõ vẻ mặt mệt mỏi, khan cả tiếng vì thiếu ngủ và phải thường xuyên truyền nước biển vì suy kiệt. Liệu với cách làm việc như thế, họ có mang lại chất lượng tốt nhất cho chương trình mà họ được trả hàng trăm triệu đồng đến hàng tỉ đồng?

Bất công và cay đắng

Trong khi đó, rất nhiều nghệ sĩ không có sô diễn và bị các nhà sản xuất khước từ. Họ bị từ chối thẳng thừng khi có người tiến cử tham gia chương trình truyền hình thực tế. Không phải những nghệ sĩ ít sô là họ bất tài, không được trọng dụng do kém duyên mà vì để bảo đảm độ an toàn về lượng người xem cho chương trình nên các nhà sản xuất, tổ chức chương trình không dám liều khi chọn người khác có độ tin cậy không cao như họ nghĩ. Mặt khác, tình trạng nghệ sĩ đắt sô hay ế sô còn vì nạn ê-kíp, bè phái trong khâu tổ chức sản xuất của các game show, truyền hình thực tế và cả phim. Nghệ sĩ Kiều Phượng Loan tâm sự: “Chúng tôi ít được quan tâm bởi trong các chương trình biểu diễn, người biên tập vẫn chọn những ai có mối quan hệ thân thiết với họ chứ không còn giao đúng sở trường, đúng vai cho nghệ sĩ”.

Cách đây vài năm, các nghệ sĩ hài chủ yếu chỉ xuất hiện trong các vở kịch dài và những bộ phim mang tầm giải trí cốt tạo tiếng cười cho khán giả trong dịp Tết thì ngày nay, diễn viên hài trở thành những “sao bự” trong làng giải trí khi họ cố chứng tỏ sự đa năng của mình với tần suất xuất hiện ở nhiều vai trò khác nhau, thi nhau công phá showbiz - nơi trước đây chỉ ưu ái cho các diễn viên và ca sĩ hàng đầu. Cuộc tấn công đó mang lại cho họ thu nhập cao, danh tiếng và lượng khán giả hâm mộ ngày một đông.

Đạo diễn Chánh Trực cho rằng: “Khi nghệ sĩ hài trở thành trung tâm của các chương trình giải trí trên truyền hình với nhiều vai trò khác nhau đã tạo nên sự chêch lệch trong cách phân bố công việc khiến người có quá nhiều việc đến mức làm không xuể, còn người làm đúng nghề thì thất nghiệp, ngồi không”.

Cũng theo đạo diễn Chánh Trực, nhiều chương trình truyền hình cần yếu tố hài hước, tạo tiếng cười thu hút khán giả đã tự trói mình vào cái thế không thể thiếu các “ngôi sao hài”. Rất nhiều diễn viên hài được mời vào vai trò thí sinh, làm giám khảo… cốt chỉ để mua vui, chẳng đem lại kiến thức văn hóa nào cho khán giả sau khi xem xong chương trình.

Nhiều nghệ sĩ cho rằng ít sô không hẳn chỉ vì họ kém tài, kém duyên mà phần nhiều là do lòng tự trọng khi biết từ chối những sô diễn không đúng sở trường của mình. Nghệ sĩ Mỹ Chi nói: “Đâu phải những người “ế sô” là kém tài, họ vẫn đủ bản lĩnh làm hài lòng khán giả nhưng sự phân bố công việc không theo chất lượng, hiệu quả mà chỉ chạy theo xu hướng tức thời đã vô tình tạo hào quang ảo cho một số nghệ sĩ “đắt sô” hiện nay tự xem mình là “vô địch thiên hạ”!”.

Dù lý giải theo cách nào thì vẫn cảm nhận có những bất cập đang đè nặng sự sáng tạo nghệ thuật trong sáng. Cuộc mưu sinh của nghệ sĩ và thánh đường nghệ thuật chưa bao giờ rơi vào tình trạng nghiệt ngã như bây giờ. Những nghệ sĩ tâm huyết với nghề vẫn tự dặn lòng phải sống sao cho xứng đáng với tình thương yêu của công chúng nhưng để bền bỉ với nghề một cách đúng nghĩa, họ phải sống cảnh nghèo khó.n

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 19-11

Lộc trời cho đừng nên hưởng tận

Nghệ sĩ Hữu Châu cho rằng: “Giới làm nghề nghĩ rằng Tổ nghiệp cho cái duyên may nên được khán giả thương mến, được nhiều lộc từ công việc. Thế nhưng, với riêng tôi, lộc trời cho không nên hưởng tận, khai thác tận cùng sức lực của mình để thu thật nhiều tiền, mặc cho hiệu quả nghệ thuật kém là việc tôi không làm. Rất nhiều lời mời tôi tham gia ban giám khảo chương trình truyền hình nhưng tôi đều từ chối bởi tôi biết đó không phải là nơi tôi có thể tung hoành sáng tạo”.

Nghệ sĩ Hoài Linh cho rằng đối với anh, hạnh phúc lớn nhất là phấn đấu để đạt được sự yêu thương của công chúng. “Tôi thấy mình có trách nhiệm phải hoàn thành tốt các vai trò khi được mời, việc gì ngoài khả năng thì xin từ chối. Năm sau, 2016, tôi đã bắt đầu từ chối nhiều sô truyền hình thực tế để chỉ xuất hiện trên sàn diễn sân khấu kịch với nhiều vở diễn được đầu tư chăm chút hơn” - Hoài Linh tâm sự.
Theo NSND Phạm Thị Thành: “Thoạt nhìn cứ ngỡ thị trường giải trí đang phát triển rầm rộ, khán giả đang chỉ thích cười. Trên thực tế phim chiếu rạp có chất hài đang bị khán giả tẩy chay, một số chương trình truyền hình thực tế đang có chỉ số người xem yếu hẳn. Một nền nghệ thuật cứ mãi dựa vào việc chọc cười của các “ngôi sao hài” rồi sẽ đi đến đâu?”.



Thanh Hiệp - NLĐ

Re: “Người ăn không hết, kẻ lần không ra”

Thứ 6 Tháng 11 20, 2015 1:44 pm

Phải nói, Khoi xem mấy game show của VN, không thấy ... hay chổ nào.
Nhất là cái phần "laugh track" thì họ hơi bị lạm dung
Thấy có vẻ giả tạo làm sao.

Những phát biểu trên, khi nói về nghệ sĩ ế show chưa chắc là đã kém tài.
Chứng minh cho thấy, thấy các ca sĩ đắc show, nhưng họ ca thì Khoi không ... cảm được chút nào hết.

“Người ăn không hết, kẻ lần không ra”: Phải chăng kém tài, k

Thứ 7 Tháng 11 21, 2015 8:14 am

Cuộc mưu sinh của nghệ sĩ và “thánh đường nghệ thuật” chưa bao giờ rơi vào tình trạng nghiệt ngã như bây giờ

Trong các chương trình truyền hình giải trí hiện nay, qua lại, lui tới cũng chỉ có mấy gương mặt “thân quen”. Có nhiều người thắc mắc: “Tại sao chỉ có những gương mặt này chiếm sóng màn ảnh nhỏ, còn nhiều nghệ sĩ khác ở đâu?”.

Trời cho ai nấy hưởng?

Công bằng mà nói, việc một số nghệ sĩ “ngôi sao” chạy sô tối mày tối mặt như hiện nay cũng nhờ tên tuổi nổi tiếng và duyên nghề của họ. Để bảo đảm doanh thu phòng vé và chỉ số người xem cho các bộ phim, vở diễn, chương trình truyền hình giải trí, các đơn vị sản xuất, tổ chức biểu diễn cần có họ. Đối với nghệ sĩ, có cơ hội là phải nắm bắt. Ai cũng có tâm lý “tranh thủ” kiếm tiền, mai sau hết thời có muốn cũng không được.
Hình ảnh
Đắt sô đến mức các nghệ sĩ hài: Hoài Linh, Trấn Thành, Việt Hương chỉ có được những bữa ăn và giấc ngủ chóng vánh (Ảnh lấy từ Facebook của nghệ sĩ)

Đạo diễn Trần Minh Ngọc nói: “Khi nhu cầu giải trí của khán giả tăng lên, các chương trình có yếu tố hài cũng tăng mạnh. Khó có thể trách các nghệ sĩ hài đã quá tham khi nhận nhiều công việc cùng một lúc. Ở đây vấn đề đặt ra là trách nhiệm các nhà sản xuất, các bầu sô bởi hơn ai hết, họ cần phải nhìn rõ việc phân bố công việc cho hợp lý, cố gắng điều chỉnh để có thể dung hòa được cho nhiều nghệ sĩ thực tài cùng tham gia, khán giả cũng không bị nhàm chán khi cứ phải xem hoài những trò diễn, mảng miếng quen thuộc từ sàn sân khấu cho đến màn ảnh nhỏ”.

Đạo diễn Lê Nguyên Đạt, Chủ nhiệm Sân khấu Sen Việt, lý giải vì sao các nhà tổ chức biểu diễn cần đến các tên tuổi ngôi sao: “Trước hết, họ bảo đảm doanh thu cao cho vở diễn, chương trình biểu diễn. Bằng chứng suất nào có Hoài Linh, Trấn Thành thì vé các vở kịch như “Đại hỷ”, “Không phải vừa đâu”… bán hết sạch; suất nào có người thế vai thì yếu hẳn”.

Giám đốc Công ty Truyền thông Khang Trần Thị Thùy Nga, đơn vị sản xuất chương trình “Cười xuyên Việt”, cho biết thêm: “Cần ngôi sao hài để thu hút lượng người xem, từ đó tìm kiếm những gương mặt diễn viên hài trẻ nổi lên từ chương trình, như hiện nay Dương Lâm của mùa thi “Cười xuyên Việt 2015” đang là nhân vật thu hút sự chú ý của số đông khán giả”.

Thực tế, những nghệ sĩ hài đắt sô làm việc không có thời gian ngơi nghỉ, sức sáng tạo của họ kém dần, tiếng cười nghệ thuật không đạt chất lượng như đã thấy qua một số chương trình đang phát sóng. Chẳng hạn, “Ơn giời, cậu đây rồi!” mùa này kém duyên hẳn so với mùa đầu.

Có nhiều nghệ sĩ vắt kiệt sức chạy sô thâu đêm suốt sáng. Giới sân khấu đã chứng kiến một số nghệ sĩ phải nhập viện vì chạy sô quá kiệt sức, như Minh Béo hay Hoài Linh thường xuyên lộ rõ vẻ mặt mệt mỏi, khan cả tiếng vì thiếu ngủ và phải thường xuyên truyền nước biển vì suy kiệt. Liệu với cách làm việc như thế, họ có mang lại chất lượng tốt nhất cho chương trình mà họ được trả hàng trăm triệu đồng đến hàng tỉ đồng?

Bất công và cay đắng

Trong khi đó, rất nhiều nghệ sĩ không có sô diễn và bị các nhà sản xuất khước từ. Họ bị từ chối thẳng thừng khi có người tiến cử tham gia chương trình truyền hình thực tế. Không phải những nghệ sĩ ít sô là họ bất tài, không được trọng dụng do kém duyên mà vì để bảo đảm độ an toàn về lượng người xem cho chương trình nên các nhà sản xuất, tổ chức chương trình không dám liều khi chọn người khác có độ tin cậy không cao như họ nghĩ. Mặt khác, tình trạng nghệ sĩ đắt sô hay ế sô còn vì nạn ê-kíp, bè phái trong khâu tổ chức sản xuất của các game show, truyền hình thực tế và cả phim. Nghệ sĩ Kiều Phượng Loan tâm sự: “Chúng tôi ít được quan tâm bởi trong các chương trình biểu diễn, người biên tập vẫn chọn những ai có mối quan hệ thân thiết với họ chứ không còn giao đúng sở trường, đúng vai cho nghệ sĩ”.

Cách đây vài năm, các nghệ sĩ hài chủ yếu chỉ xuất hiện trong các vở kịch dài và những bộ phim mang tầm giải trí cốt tạo tiếng cười cho khán giả trong dịp Tết thì ngày nay, diễn viên hài trở thành những “sao bự” trong làng giải trí khi họ cố chứng tỏ sự đa năng của mình với tần suất xuất hiện ở nhiều vai trò khác nhau, thi nhau công phá showbiz - nơi trước đây chỉ ưu ái cho các diễn viên và ca sĩ hàng đầu. Cuộc tấn công đó mang lại cho họ thu nhập cao, danh tiếng và lượng khán giả hâm mộ ngày một đông.

Đạo diễn Chánh Trực cho rằng: “Khi nghệ sĩ hài trở thành trung tâm của các chương trình giải trí trên truyền hình với nhiều vai trò khác nhau đã tạo nên sự chêch lệch trong cách phân bố công việc khiến người có quá nhiều việc đến mức làm không xuể, còn người làm đúng nghề thì thất nghiệp, ngồi không”.

Cũng theo đạo diễn Chánh Trực, nhiều chương trình truyền hình cần yếu tố hài hước, tạo tiếng cười thu hút khán giả đã tự trói mình vào cái thế không thể thiếu các “ngôi sao hài”. Rất nhiều diễn viên hài được mời vào vai trò thí sinh, làm giám khảo… cốt chỉ để mua vui, chẳng đem lại kiến thức văn hóa nào cho khán giả sau khi xem xong chương trình.

Nhiều nghệ sĩ cho rằng ít sô không hẳn chỉ vì họ kém tài, kém duyên mà phần nhiều là do lòng tự trọng khi biết từ chối những sô diễn không đúng sở trường của mình. Nghệ sĩ Mỹ Chi nói: “Đâu phải những người “ế sô” là kém tài, họ vẫn đủ bản lĩnh làm hài lòng khán giả nhưng sự phân bố công việc không theo chất lượng, hiệu quả mà chỉ chạy theo xu hướng tức thời đã vô tình tạo hào quang ảo cho một số nghệ sĩ “đắt sô” hiện nay tự xem mình là “vô địch thiên hạ”!”.

Dù lý giải theo cách nào thì vẫn cảm nhận có những bất cập đang đè nặng sự sáng tạo nghệ thuật trong sáng. Cuộc mưu sinh của nghệ sĩ và thánh đường nghệ thuật chưa bao giờ rơi vào tình trạng nghiệt ngã như bây giờ. Những nghệ sĩ tâm huyết với nghề vẫn tự dặn lòng phải sống sao cho xứng đáng với tình thương yêu của công chúng nhưng để bền bỉ với nghề một cách đúng nghĩa, họ phải sống cảnh nghèo khó.n

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 19-11

Lộc trời cho đừng nên hưởng tận

Nghệ sĩ Hữu Châu cho rằng: “Giới làm nghề nghĩ rằng Tổ nghiệp cho cái duyên may nên được khán giả thương mến, được nhiều lộc từ công việc. Thế nhưng, với riêng tôi, lộc trời cho không nên hưởng tận, khai thác tận cùng sức lực của mình để thu thật nhiều tiền, mặc cho hiệu quả nghệ thuật kém là việc tôi không làm. Rất nhiều lời mời tôi tham gia ban giám khảo chương trình truyền hình nhưng tôi đều từ chối bởi tôi biết đó không phải là nơi tôi có thể tung hoành sáng tạo”.

Nghệ sĩ Hoài Linh cho rằng đối với anh, hạnh phúc lớn nhất là phấn đấu để đạt được sự yêu thương của công chúng. “Tôi thấy mình có trách nhiệm phải hoàn thành tốt các vai trò khi được mời, việc gì ngoài khả năng thì xin từ chối. Năm sau, 2016, tôi đã bắt đầu từ chối nhiều sô truyền hình thực tế để chỉ xuất hiện trên sàn diễn sân khấu kịch với nhiều vở diễn được đầu tư chăm chút hơn” - Hoài Linh tâm sự.

Theo NSND Phạm Thị Thành: “Thoạt nhìn cứ ngỡ thị trường giải trí đang phát triển rầm rộ, khán giả đang chỉ thích cười. Trên thực tế phim chiếu rạp có chất hài đang bị khán giả tẩy chay, một số chương trình truyền hình thực tế đang có chỉ số người xem yếu hẳn. Một nền nghệ thuật cứ mãi dựa vào việc chọc cười của các “ngôi sao hài” rồi sẽ đi đến đâu?”.



Thanh Hiệp - nld.com.vn
Gửi bài trả lời

ỦNG HỘ QUỸ DUY TRÌ TRANG WEB