Rồi cũng quặng lòng khi gần đây: NS Nhị Kiều đã dũng cảm nói lên thực trạng chuyện tác quyền những kịch bản của cô đã bị "biến thể" mà cô không hề hay biết.
Tất cả những điều Nhị Kiều nói không sai, chỉ có điều SG Nhị Kiều nói ra trễ quá, để bây giờ SG Thế Châu đã ra đi, thì ai làm chứng cho cô đây. trong khi những soạn giả...sử dụng kịch bản của Cô chỉ biết có một mình soạn giả Thế Châu mà thôi.
Xin tặng soạn giả Nhị Kiều vì chấp nhận chuyện thị phi để nói lên lẽ công bằng
Tác giả Nhị Kiều: “Chúng tôi đang sống nhờ vào tác quyền kịch bản cũ...”
Vì tuổi cao sức yếu nên vợ chồng tôi rời thành phố về ở với con tại xã Bình Nhâm đã hơn 10 năm. Mười năm nay NS Tám Vân không còn làm việc được, chỉ có mình tôi cố gắng nhận viết kịch bản cho các hãng băng video để phụ tiền thuốc men với các con. Nhưng mấy năm gần đây, sức khoẻ suy yếu, bệnh tim của tôi lại tái phát trầm trọng nên tôi chỉ nhờ vào kịch bản cũ để có tiền thuốc men điều trị hàng ngày – nhưng rất buồn khi phát hiện ra một số kịch bản của tôi tản lạc mỗi nơi mà chính tác giả không hề hay biết. Cụ thể:
- Ngày 09/10/2004 Đài Vũng Tàu phát
“Vợ tạm chồng hờ” - Phượng Mai – Kim Tử Long – Vũ Luân, ...biểu diễn. Tôi hỏi Thế Châu (người hợp soạn với tôi kịch bản này), Thế Châu nói không hề hay biết - đến bây giờ cũng chưa rõ ai trao kịch bản và ai đã nhận bản quyền.
Lâu lâu có bà con ở quê lên thăm, họ bảo thường thấy tuồng của Nhị Kiều trên các đài TH Vĩnh Long, và hầu như đài TH tỉnh nào cũng có. Gần đây có người đưa kịch bản
“Nắng sớm mưa chiều”, “vị đắng lá sầu đâu”,...đi trình diễn trong các chương trình tổ chức ở mấy tỉnh ĐBSCL. Tôi nghĩ dù kịch bản đưa ra phục vụ cho tổ chức từ thiện hoặc trình diễn có doanh thu, thì ai đó trong mục đích nào cũng phải báo cho tác giả biết – vì đó là máu xương tim óc của một đời người!
Chưa hết, người tác giả nữ này từ tóc xanh đến bạc đầu, luôn bị bỏ quên. Như kịch bản
“Tấm lòng của biển” và “Khói súng tiêu tương” là của Hoa Phượng hợp soạn với tôi. Chớ chú Hà Triều chỉ là liên doanh với Hoa Phượng chớ không có nhúng tay vào. Hiện tôi còn giữ sơ lược chương trình của đoàn Thanh Nga hồi xưa cả bản thảo - vậy mà trong nhiều chương trình sử dụng hai kịch bản này, khi giới thiệu chỉ có Hà Triều – Hoa Phượng chớ không có Nhị Kiều!
Về vở
“Trắng hoa mai”, kịch thơ của ông Đào Mộng Long tôi chuyển thể cải lương lấy bút danh là Kiều Vân. Kịch bản đã thu cho băng nhạc Vafaco đầu tiên, sau đó trình diễn trên sân khấu 2-84, tác giả Thế Châu có chỉnh lý một vài lớp và có thêm tên
“Thiên kiều Công chúa” – nhưng theo nguyên tắc tác giả chánh vẫn là tôi - vậy mà
NS Thanh Tòng dựng cho cháu Quế Trân Hội diễn dự thi mấy lần, bản quyền không có mà cả tên tác giả cũng không.
Cho tới nay, diễn kịch bản của tôi chỉ có hai nghệ sĩ đàng hoàng nhất:
1. Nữ NS Thanh Thanh Tâm khi diễn trích đoạn Mẹ - đã báo tin xin phép và gởi bản quyền 800.000 đ (trừ thuế 80.000 đ còn 720.000 đ)
2. Nghệ sĩ Thoại Mỹ khi diễn trích đoạn “Trắng Hoa Mai” đã gởi Hoàng Song Việt trao cho tôi 700.000 đ
Viết mấy dòng tâm sự này cốt ý nhờ quý báo chuyển đạt dùm lời nhắn của tôi, cũng như các tác giả khác – là khi sử dụng kịch bản nên nhớ dùm công trình tim óc của tác giả,
Tác giả Nhị Kiều
************
TIN PHẢN HỒI:
Theo lời SG Thanh Tòng thì ông dựng kịch bản đều có trã bản quyền cho SG Thế Châu, mà không biết là đó là soạn phẫm của Nhị Kiều.