Chiều 20-4, nghệ sĩ hải ngoại Tuấn Châu đến thăm các nghệ sĩ lão thành tại Khu dưỡng lão nghệ sĩ TP HCM. Anh xúc động khi gặp lại vợ của soạn giả Nguyễn Huỳnh – người sáng tác kịch bản cải lương “Tướng cướp Bạch Hải Đường” mà anh đã từng thể hiện thành công vai diễn cùng tên.
NS Tuấn Châu và ba nghệ sĩ lão thành: Thiên Kim, Ngọc Đáng, Hoài Dung (vợ của cố soạn giả Nguyễn Huỳnh)
Nghệ sĩ Tuấn Châu cho biết từ khi Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, anh vẫn thường xuyên tổ chức tại quận Cam – Mỹ chương trình Cổ nhạc phương Nam nhằm quảng bá, giới thiệu về nghệ thuật độc đáo này đến khán giả kiều bào đang định cư tại Mỹ.
“Tôi và bác Bảy Văn Chung, cùng với nghệ sĩ Ngọc Đáng, nghệ sĩ Cẩm Thu, NSƯT Thanh Thanh Tâm thường xuyên tổ chức Đờn ca tài tử (ĐCTT) hằng tuần để quảng bá ĐCTT Nam Bộ, giúp cho khán giả trẻ người Việt hiểu thế nào là nét đẹp tinh hoa của ĐCTT Nam Bộ” – Tuấn Châu tâm sự.
[/url]
NS Tuấn Châu xúc động gặp lại nghệ sĩ Mộng Lành (đoàn cải lương Minh Tơ)
NS Tuấn Châu trao tặng quà cho NS lão thành Tám Lang
NS Tuấn Châu cho biết những hoạt động biểu diễn ĐCTT Nam Bộ và nghệ thuật cải lương đã góp phần tích cực vào việc gầy dựng phong trào yêu mến bộ môn này tại Mỹ. “Bên đó chúng tôi thiếu thốn trăm bề, để dựng cảnh đồng quê rất khó nhưng không gian biểu diễn nghệ thuật cải lương và ĐCTT lúc nào cũng được chăm chút” – Tuấn Châu cho biết.
[[url=http://postimg.org/image/4wdfuyobx/]
Nghệ sĩ Hoài Dung chia sẻ: "Chúng tôi rất quý tấm lòng của nghệ sĩ Tuấn Châu, anh đã cùng các nghệ sĩ gìn giữ vốn quý của dân tộc, để bộ môn nghệ thuật này đến gần với khán giả trẻ. Vừa qua anh đã diễn vai Võ Minh Thành trong vở Đời cô Lựu, tạo thêm dấu ấn mới sau vai Tướng cướp Bạch Hải Đường, đó là điều rất đáng mừng”.
Tuấn Châu nói thêm rằng chuyến thăm quê lần này anh đã đi về một số tỉnh ĐBSCL, nhận thấy phong trào ĐCTT Nam Bộ có "đất sống" nhờ phục vụ nhu cầu của khách du lịch.
Anh nói: “Các nghệ sĩ hải ngoại và trong nước đều mong muốn góp phần bảo tồn các bộ môn nghệ thuật truyền thống đã được UNESCO công nhận như: Nhạc cung đình, Cồng chiêng Tây nguyên, Ca trù, Đờn ca tài tử Nam Bộ…., họ đều tự hào về giá trị lịch sử lẫn nghệ thuật đã làm nên kiệt tác cho đời sống văn hóa nghệ thuật của nước nhà”.
Tin-ảnh: T.Hiệp - NLĐ