HƯƠNG KHÓI ÂM U GIỬA ĐÊM TRƯỜNG NƠI CUNG LẠNH, NHỚ NGƯỜI XƯA
QUA NHỮNG ÁN THƠ ... SẦU (16). (Xuống hò - xuống vọng cổ)
(Nghĩ 2 nhip) (18) MẤY MẢNH HOA TIÊN (19) KHÓC HẬN MỐI DUYÊN ĐẦU (20).
LỜI LY HẬN QUA BÚT SEN NGỌN THỐ (22),
THƠ VIẾT ĐÔI DÒNG TA BIẾT GỬI VỀ ĐÂU (24)
XẠC XÀO TRẬN GIÓ RUNG CÂY (26),
1 CON CHIM NHỎ LẠC BẦY KÊU SƯƠNG (28),
NGÀN NĂM HẬN CỦ CÒN VƯƠNG (30),
THÌ NGÀN NĂM VẨN NHỚ THƯƠNG 1 NGƯỜI (32).
5) Vô nhịp 12 - TIẾNG TRỐNG SANG CANH TỪ LẦU TÂY VỌNG LẠI, NGHE VANG VANG BÁO HIỆU NỬA ĐÊM RỒI (16).
(Nghĩ 2 nhip) (18) CẦM BÚT ĐƯA LÊN SAO KHÓ VIẾT NÊN LỜI (20).
NƯƠNG VÁCH QUẾ 4 BỀ SAO QUẠNH QUẺ (22)
Ý THƠ BUỒN THEO NGẤN LỆ SẦU RƠI (24)
TIẾNG VẠC VỀ LẺ BẠN CHƠI VƠI (26),
NHƯ NHỮNG TIẾNG KHÓC THAN TỪ VẠN CỔ (38),
DUNG NHAN ẤY LÀM SAO TRÔNG THẤY NỬA (30),
TA NGỒI ĐÂY NỨC NỞ GỌI TÊN NÀNG (32)
6) Vô nhịp 8 - BẰNG PHI ƠI HƯƠNG HỒN NÀNG GIỜ Ở TẬN NƠI ĐÂU? (10)
KHI THÂN XÁC ĐÃ VÙI SÂU 3 TẤT ĐẤT (12)
TA SỐNG ĐÂY VỚI NỔI SẦU CHẤT NGẤT (14)
GIỬA ĐÊM BUỒN TRẰN TRỌC GIẤC CHIÊM BAO (16)
RƯỢU HOÀNG HOA KHI ĐÃ NHẠT HƠI MEN (18)
TA THÊM CHUA XÓT NỔI NIỀM LY CÁCH (20)
ĐÊM TỪNG ĐÊM HỬNG HỜ ÔM GỐI CHIẾC (22)
LỆ RƯNG RƯNG KHÓC TIẾC BẠN TÂM ĐỒNG (24).
RÚT RUỘT TẦM HẠ BÚT TẢ NÊN THƠ (26)
LỜI VỈNH BIỆT PHA LỆ MỜ THẮM ÁO (28),
TRĂM NĂM LỔI TIẾNG TƯƠNG PHÙNG (30)
PHÍM RẢ TƠ CHÙNG LỞ KHÚC TUYỆT TÌNH CA (32).
NamRuc,
Khoi chỉ biết ca và biết phân nhịp chút chút ... NamRuc nhìn vào thì hiểu không?
Đại khái bài vọng cổ 32 nhịp thì là như vậy đó ...
3 câu trên là câu 4, 5 và 6.
Câu 4 thì vì xuống vọng cổ, xuống hò là đã vào nhịp 16.
Câu 5, vì ít chữ hơn nên vô vào nhịp 12
Câu 6, vì nhiều chữ hơn nên vào nhịp 8 ...
Dĩ nhiên là chưa nói về vấn đề cống, hò, xang, xề ... vv và vv ... Rải rác khắp diển đàn thì có nhiều thành viên, thầy đờn đã bàn tới. NamRuc rãnh thì đi vòng vòng mà tìm hiểu thêm ...
Chúc vui nha.
Thêm nửa, nếu NamRuc để ý thì thấy đa số 4 chữ vô 1 nhịp ... 8 chữ là vô 2 nhịp ... Dĩ nhiên có ... trường hợp ngoại lệ ... Nhưng chữ viết càng nhiều thì người ca phải càng ... chạy cho lẹ để đừng bị rớt nhịp ...
Thí dụ như trong 2 nhịp của 1 câu, mà người viết cho vào 12 chữ ... thì người ca phải chạy cho lẹ ... Hoặc phải ăn gian qua câu kế tiếp ... Dĩ nhiên, mỗi nghệ sĩ có sở trường sở đoản của họ ... Có người thích ca chậm rải, khoan thai (ít chữ) và ngược lại ... Ngày xưa, soạn giả viết theo kiểu đo ni đóng giày, thành ra, nhiều người nghệ sĩ/ca sĩ cũng vậy mà thành danh, tại vì họ che dấu được khuyết điểm của mình và khoe được ưu điểm của mình ...
Và điều quan trọng nửa là người viết làm sao cho lời văn xuông, trôi chảy thì ca mới ... được ...