Cái nghèo không tha nhiều nghệ sĩ giải Thanh Tâm&thế hệ vàng
Re: Cái nghèo không tha nhiều nghệ sĩ giải Thanh Tâm&thế hệ
Tỉ phú Phạm Nhật Vượng lên bìa Forbes
Ông Phạm Nhật Vượng được chọn làm nhân vật trang bìa cho tạp chí Forbes Việt Nam số ra
974. Phạm Nhật Vượng (Việt Nam) - 1,5 tỉ USD, bất động sản
Ông Phạm Nhật Vượng được chọn làm nhân vật trang bìa cho tạp chí Forbes Việt Nam số ra
974. Phạm Nhật Vượng (Việt Nam) - 1,5 tỉ USD, bất động sản
-
khangianhandan - Group leader
- Bài viết: 11449
- Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 4 20, 2012 7:12 am
- Đến từ: Đất tự do
- Has thanked: 0 time
- Been thanked: 114 times
Advertisement
Re: Cái nghèo không tha nhiều nghệ sĩ giải Thanh Tâm&thế hệ
Nghệ sĩ Lan Châu: Phận đời chìm nổi
3:23, 08/10/2012
(CAND)
“Tôi có gì đâu mà viết chứ, công việc chẳng có gì nổi bật, cuộc sống quá nhiều đau thương mất mát, cả đời hơn 70 tuổi rồi chồng chết, con mất, vẫn đang ở nhà thuê và hằng đêm phải lặn lội đi ca hát để mưu sinh…”, nghệ sĩ cải lương Lan Châu tỏ ý ngần ngại trước khi trải lòng về công việc ca hát và quãng đời cay đắng của bà!
Có những lúc vàng đeo đỏ tay
Tình cờ gặp nghệ sĩ Lan Châu ở phòng trà Tiếng Xưa lúc bà đang tập trên sân khấu chuẩn bị cho đêm hát mà bà là nhân vật chính, vở diễn Tình mẫu tử. Mới nhìn qua chắc có lẽ không nhiều người nghĩ bà là một nghệ sĩ hát cải lương, bởi sự giản dị với mái tóc bạc trắng cùng phong thái rất bình dân của bà. Quả thật ở độ tuổi ngoài thất thập của bà mà vẫn còn phải vất vả tập luyện cho những đêm hát bỗng thấy có điều gì đó nghèn nghẹn.
Trong đêm hát chính thức, trước khá nhiều người nghe của phòng trà, giọng ca ngân vang, cao vút của bà đã khiến nhiều người bất ngờ và ngây ngất. Vậy nhưng chuyện bà “bỗng dưng” đi hát lại khiến không ít người không khỏi thắc mắc. Bởi với những ngôi sao cải lương khi bước qua tuổi 70 vẫn đi hát là vì khán giả còn yêu cầu, đằng này với bà thì có lẽ hát thực chất chỉ để mưu sinh. Chính thắc mắc này đã thôi thúc tôi hẹn gặp lại bà tại nơi bà trọ (ở phường Tân Hưng, quận 7) vào hai ngày sau đó, nhưng câu chuyện về cuộc đời cay đắng được bà kể không liền mạch, bởi với bà có lẽ quá khứ lưu giữ quá nhiều đau thương mất mát.
Trước khi tìm đến gặp bà, tôi cũng không thể hình dung được về nơi bà đang thuê tá túc cùng với một người cháu họ - một căn gác gỗ nhỏ xíu chật chội chỉ chừng trên dưới 10m2 chất đầy quần áo, vật dụng cá nhân. Ngoài chiếc tivi thì còn lại chẳng có gì đáng giá, có lẽ tấm hình thời trẻ của bà được treo trên vách tường là nổi bật nhất, bên cạnh là một vài bộ quần áo mà bà dùng để đi hát hằng đêm.
Đã bước vào những năm cuối đời, theo nghiệp hát (có thời điểm gián đoạn) cũng mấy chục năm trời nhưng nhắc tới cái tên Lan Châu quả thực không nhiều người biết. Chính vì thế giai đoạn thời trẻ của bà hầu như rất ít người tỏ tường, chỉ biết loáng thoáng bà là một nghệ sĩ chuyên đóng các vai đào tính cách độc, mùi, lẳng, mụ ở nhiều đoàn hát, vậy thôi!
Nhỏ xíu, bà đã thích hát. Ngồi đâu cũng hát, dù là lúc phụ mẹ nấu cơm, giặt giũ, tiếng hát của bà cứ ngân vang khắp nhà. Thấy thế mẹ của bà chau mày khó chịu nói với con rằng: “Ba mày đi hát đã rày đây mai đó khổ quá trời rồi, giờ mày lại định đi hát sao con?”. Cha bà, là nghệ sĩ hát bội. Sau đó khi nghe bà ngỏ ý muốn theo cha đi hát, mẹ của bà đã nhất quyết ngăn cản. Vậy nhưng sự cấm đoán của mẹ đã không giữ được bà, học chỉ mới biết đọc biết viết là bà đã tìm cách trốn theo cha đi theo đoàn hát để thỏa lòng mong mỏi.
Sau này được sự chỉ dạy của nhạc sĩ Kim Anh (cha của nghệ sĩ Tô Kim Hồng), bà ngày một vững hơn trong nghề. Bà đã theo hát ở nhiều đoàn hát như Chim Việt, Thúy Lan Mỹ Ngọc, Thủ Đô... chuyên đóng các vai đào tính cách độc, mùi, lẳng, mụ ở nhiều đoàn hát từ miền Nam tới miền Trung. Nhưng đoàn hát mà bà gắn bó lâu và tạo được dấu ấn là đoàn Tinh Hoa.
“Bây giờ tôi ca quán nên để nghệ danh Lan Châu chứ thực sự tôi chính là nghệ sĩ Mỹ Châu lớn ngày xưa. Hồi đó Minh Phụng chưa thành danh, tôi đã hát đào chánh rồi”. Bà bảo có lúc đi hát vàng đeo đỏ tay, như có một lần bà cầm “công-tra” trong tay mà tiền công có thể mua được tới 20 cây vàng lúc đó. Vậy nhưng cũng chỉ được một thời gian ngắn vì đi ca nhiều năm nhưng tên tuổi không nổi bật lên được thành ra thu nhập kiếm được cũng chẳng bao nhiêu. “Giờ mà nói mấy cái chuyện cả chục cây vàng đó lên báo chỉ mất công khiến người ta ghét thôi. Nhưng làm nghệ sĩ kỳ lắm, có lúc tiền nhiều vậy chứ quay qua quay lại rồi cũng đi đâu hết, vì nghệ sĩ không giữ được tiền bạc, nhàn cái thân thôi chứ chẳng thể giàu được”, bà chua chát nói.
Người nghệ sĩ già truân chuyên trong căn gác trọ của mình.
“Tay trắng vẫn hoàn trắng tay”
Mới bước qua tuổi 20, bà đã có đời chồng đầu tiên chính là kép hát H.K.B. Dù cùng là nghệ sĩ cải lương rày đây mai đó nhưng ông bà đối đãi với nhau rất tử tế và thực sự hai người đã có một khoảng thời gian hạnh phúc bên nhau. Vậy nhưng một biến cố lớn xảy ra đã khiến duyên nợ của ông bà gãy gánh giữa chừng. Người chồng H.K.B sau đó đã tái hôn với một người vợ khác và cũng có con cháu đầy đàn. “Cuộc đời của tôi cũng năm chìm bảy nổi, mệt mỏi lắm, nên tôi chỉ muốn giữ cho riêng mình thôi, nói lại những chuyện đó chỉ tổ đau đầu”, bà rào đón để tránh nói chi tiết về những gì bà đã phải trải qua.
Thời gian sau bà tiếp tục xây dựng hạnh phúc mới với người chồng là một khôi nguyên vọng cổ. Hạnh phúc tưởng chừng viên mãn khi ông bà có với nhau một đứa con gái. Tuy vậy số phận truân chuyên lại vùi dập khi bà mất đứa con gái lúc bé chỉ mới 7 tuổi vì bệnh tật. Một thời gian sau, vợ chồng bà lại mỗi người một ngả, và có lẽ nguyên nhân đổ vỡ lần này không xuất phát từ phía bà
Chẳng hiểu sao những mất mát, đổ vỡ cứ liên tiếp tìm đến với bà, sự đau đớn, chán nản đã khiến bà không thể gượng dậy nổi để có thể tiếp tục cái nghề ca hát của mình. Bà bỏ nghề về quê ở Phan Rang một thời gian để đỡ đần cha mẹ già và cũng là muốn để quên đi quãng thời gian buồn khổ của mình. Trước đó, để đỡ phần cô quạnh, bà đã nhận nuôi một người con trai của một người bạn trước khi mất lúc nó chỉ mới có 2 tháng tuổi mà sau này ai cũng tưởng rằng đó là đứa con ruột của bà.
Có lúc, bà chuyển hẳn sang làm ăn buôn bán. Phất lên một thời gian, rồi lại trắng tay hoàn tay trắng. Buồn chán, nghèo khó cùng cực đến mức đến mức bà đã phải lên Sài Gòn thuê nhà ở một mình đi bán vé số kiếm cơm qua ngày. Thế nên, nằm mơ bà cũng chẳng dám nghĩ đến chuyện mình sẽ được trở lại sân khấu để ca hát, dù nó chỉ là phương tiện để bà mưu sinh.
Vận may đến với bà khi trong một lần đi bán vé số, bà gặp lại người bạn cũ - nhạc sĩ Ngọc Ẩn (mà nhiều người quen gọi ông là Út Trà Ôn miền Tây, hiện đã mất). Thấy tình cảnh đáng thương của bà, ông đã hỏi xem bà có còn nhớ bài ca nào không vì lúc đó ông đang có một cái quán ở đường Trần Phú có thể đưa bà đến đó ca hát kiếm tiền. Mới nghe bạn hỏi thế, bà cứ ngỡ ông đùa vì thời gian bà bỏ hát đã khá lâu rồi biết có còn luyến láy được hay không, hơn nữa tuổi tác cũng đã không còn trẻ trung gì nữa. Vậy nhưng khi nghe ông bạn thuyết phục “các bài ca cổ giá trị lắm, người ta thích văn nghệ là họ thích những điều sâu xa…”, thì bà cảm thấy thực sự vui mừng.
“Nghe ông ấy nói thế, tôi thấy thích lắm vì nghĩ rằng mình sẽ lại được đi hát. Ông ấy bảo tôi cố gắng học thuộc lại những bài hát nào xưa chừng nào tốt chừng ấy. Vậy nhưng ngay khi chuẩn bị đi hát trở lại, tôi hát không nổi vì hơi ca không lên được, phải tập luyện rồi dưỡng giọng mãi, nhất là tổ nghiệp vẫn còn thương nên mới tiếp tục hát được. Từ đó tới giờ cũng mười mấy năm rồi, tất cả cũng là nhờ người nhạc sĩ tốt bụng đó. Ngoài cái quán của mình ra thì ông còn giới thiệu cho tôi đi hát ở các quán nghệ sĩ khác nữa. Bây giờ ngoài ca cải lương, tôi còn “lấn sân” qua hát cả nhạc bolero nên nhiều khán giả cũng thương và ủng hộ. Cái tên Lan Châu của tôi cũng chính là do ông ấy đặt cho vì nghệ danh Mỹ Châu lớn lúc đó chẳng còn ai biết tới cả”, bà rưng rưng kể lại.
Tưởng rằng cuối đời bà như vậy cũng đã an ủi được phần nào một kiếp nghệ sĩ truân chuyên, nhưng có lẽ hai chữ số phận vẫn chưa buông tha cho bà. Người con trai mà bà nhận nuôi từ lúc còn đỏ hỏn, dù đã có gia đình con cái riêng nhưng rất hiếu thảo và thương yêu bà, bỗng nhiên mắc bệnh nặng rồi mất (năm 2011). Hôm gặp tôi, bà bảo bà mới đi đám giỗ đầu của con trai hai ngày trước tổ chức ở bên nhà vợ.
Nhìn mái tóc đã bạc trắng của bà phất phơ, tôi bỗng có cảm giác hai bạc phận luôn đeo đẳng suốt cuộc đời bà với bao khó khăn, mất mát từ khi còn trẻ cho đến lúc về già.
Vừa mới trầm ngâm, buồn lặng khi nhắc lại quãng đời buồn đã qua, vậy mà chỉ ngay sau đó bà đã cười rất tươi rồi bảo rằng: “Nói vậy chứ nhiều người nói tôi có phước lắm mới mạnh khỏe cho đến ngày hôm nay đó. Hơn nữa tổ nghiệp vẫn còn thương cho tôi lộc để vẫn ca hát hằng đêm kiếm được tiền tự nuôi sống mình, vậy còn mong gì hơn nữa đâu. Nếu không, như tôi tuổi này, đi ăn xin chưa chắc người ta cho đâu. Nhìn lên, tôi thấy không bằng ai, nhưng ngó xuống vẫn có nhiều người khổ hơn tôi ấy chứ. Bởi bây giờ hàng tháng tôi được đi lãnh gạo trợ cấp của Sở VH - TT - DL, trong khi ngoài đời vẫn có những người mỗi lần đi mua mà không mua nổi một ký gạo nữa đó. So với họ, tôi thấy mình cũng phước đức lắm rồi”.
Bà còn kể thêm rằng, đứa cháu gái ở cùng nhiều khi vui vui đã hỏi bà rằng nếu chẳng may bà mất thì phải làm sao. Bà bảo thì cứ gọi cho mấy đứa cháu của bà xuống lo được tới đâu hay tới đó, vậy chứ biết làm sao. Nói xong hai bà cháu chỉ còn biết nhìn nhau cười tít mắt. Dù vậy nhưng bà cũng nguyện rằng lúc nào mất thì làm sao giống như ngọn đèn trước gió tắt cái phụp là xong một kiếp người, chứ đừng lâm vào cảnh phải ăn dầm nằm dề sẽ khổ mình, khổ người.
“Có những lúc buồn lắm chứ, nhưng tôi cũng nghĩ rằng mình cứ u buồn, khóc lóc thì có lợi gì đâu. Ngược lại suy nghĩ quá còn dễ sinh ra bệnh tật, đau yếu thì còn khổ hơn nữa. Do đó, tôi cứ tập để đầu óc mình thật thoải mái, không suy diễn chuyện này chuyện kia. Cái gì đã qua thì cứ cho nó qua, bởi tôi nghĩ rằng tất cả chỉ là số phận mà mình phải gánh chịu, vậy thôi. Sống ở đời ai cũng muốn trên mặt mình là son phấn sáng tươi cả, nhưng những chuyện xảy ra ngoài ý muốn thì không ai có thể nói tài nói tướng được”, bà chia sẻ mà cứ như đang tự dặn lòng mình vậy
Phạm Phú Lữ
3:23, 08/10/2012
(CAND)
“Tôi có gì đâu mà viết chứ, công việc chẳng có gì nổi bật, cuộc sống quá nhiều đau thương mất mát, cả đời hơn 70 tuổi rồi chồng chết, con mất, vẫn đang ở nhà thuê và hằng đêm phải lặn lội đi ca hát để mưu sinh…”, nghệ sĩ cải lương Lan Châu tỏ ý ngần ngại trước khi trải lòng về công việc ca hát và quãng đời cay đắng của bà!
Có những lúc vàng đeo đỏ tay
Tình cờ gặp nghệ sĩ Lan Châu ở phòng trà Tiếng Xưa lúc bà đang tập trên sân khấu chuẩn bị cho đêm hát mà bà là nhân vật chính, vở diễn Tình mẫu tử. Mới nhìn qua chắc có lẽ không nhiều người nghĩ bà là một nghệ sĩ hát cải lương, bởi sự giản dị với mái tóc bạc trắng cùng phong thái rất bình dân của bà. Quả thật ở độ tuổi ngoài thất thập của bà mà vẫn còn phải vất vả tập luyện cho những đêm hát bỗng thấy có điều gì đó nghèn nghẹn.
Trong đêm hát chính thức, trước khá nhiều người nghe của phòng trà, giọng ca ngân vang, cao vút của bà đã khiến nhiều người bất ngờ và ngây ngất. Vậy nhưng chuyện bà “bỗng dưng” đi hát lại khiến không ít người không khỏi thắc mắc. Bởi với những ngôi sao cải lương khi bước qua tuổi 70 vẫn đi hát là vì khán giả còn yêu cầu, đằng này với bà thì có lẽ hát thực chất chỉ để mưu sinh. Chính thắc mắc này đã thôi thúc tôi hẹn gặp lại bà tại nơi bà trọ (ở phường Tân Hưng, quận 7) vào hai ngày sau đó, nhưng câu chuyện về cuộc đời cay đắng được bà kể không liền mạch, bởi với bà có lẽ quá khứ lưu giữ quá nhiều đau thương mất mát.
Trước khi tìm đến gặp bà, tôi cũng không thể hình dung được về nơi bà đang thuê tá túc cùng với một người cháu họ - một căn gác gỗ nhỏ xíu chật chội chỉ chừng trên dưới 10m2 chất đầy quần áo, vật dụng cá nhân. Ngoài chiếc tivi thì còn lại chẳng có gì đáng giá, có lẽ tấm hình thời trẻ của bà được treo trên vách tường là nổi bật nhất, bên cạnh là một vài bộ quần áo mà bà dùng để đi hát hằng đêm.
Đã bước vào những năm cuối đời, theo nghiệp hát (có thời điểm gián đoạn) cũng mấy chục năm trời nhưng nhắc tới cái tên Lan Châu quả thực không nhiều người biết. Chính vì thế giai đoạn thời trẻ của bà hầu như rất ít người tỏ tường, chỉ biết loáng thoáng bà là một nghệ sĩ chuyên đóng các vai đào tính cách độc, mùi, lẳng, mụ ở nhiều đoàn hát, vậy thôi!
Nhỏ xíu, bà đã thích hát. Ngồi đâu cũng hát, dù là lúc phụ mẹ nấu cơm, giặt giũ, tiếng hát của bà cứ ngân vang khắp nhà. Thấy thế mẹ của bà chau mày khó chịu nói với con rằng: “Ba mày đi hát đã rày đây mai đó khổ quá trời rồi, giờ mày lại định đi hát sao con?”. Cha bà, là nghệ sĩ hát bội. Sau đó khi nghe bà ngỏ ý muốn theo cha đi hát, mẹ của bà đã nhất quyết ngăn cản. Vậy nhưng sự cấm đoán của mẹ đã không giữ được bà, học chỉ mới biết đọc biết viết là bà đã tìm cách trốn theo cha đi theo đoàn hát để thỏa lòng mong mỏi.
Sau này được sự chỉ dạy của nhạc sĩ Kim Anh (cha của nghệ sĩ Tô Kim Hồng), bà ngày một vững hơn trong nghề. Bà đã theo hát ở nhiều đoàn hát như Chim Việt, Thúy Lan Mỹ Ngọc, Thủ Đô... chuyên đóng các vai đào tính cách độc, mùi, lẳng, mụ ở nhiều đoàn hát từ miền Nam tới miền Trung. Nhưng đoàn hát mà bà gắn bó lâu và tạo được dấu ấn là đoàn Tinh Hoa.
“Bây giờ tôi ca quán nên để nghệ danh Lan Châu chứ thực sự tôi chính là nghệ sĩ Mỹ Châu lớn ngày xưa. Hồi đó Minh Phụng chưa thành danh, tôi đã hát đào chánh rồi”. Bà bảo có lúc đi hát vàng đeo đỏ tay, như có một lần bà cầm “công-tra” trong tay mà tiền công có thể mua được tới 20 cây vàng lúc đó. Vậy nhưng cũng chỉ được một thời gian ngắn vì đi ca nhiều năm nhưng tên tuổi không nổi bật lên được thành ra thu nhập kiếm được cũng chẳng bao nhiêu. “Giờ mà nói mấy cái chuyện cả chục cây vàng đó lên báo chỉ mất công khiến người ta ghét thôi. Nhưng làm nghệ sĩ kỳ lắm, có lúc tiền nhiều vậy chứ quay qua quay lại rồi cũng đi đâu hết, vì nghệ sĩ không giữ được tiền bạc, nhàn cái thân thôi chứ chẳng thể giàu được”, bà chua chát nói.
Người nghệ sĩ già truân chuyên trong căn gác trọ của mình.
“Tay trắng vẫn hoàn trắng tay”
Mới bước qua tuổi 20, bà đã có đời chồng đầu tiên chính là kép hát H.K.B. Dù cùng là nghệ sĩ cải lương rày đây mai đó nhưng ông bà đối đãi với nhau rất tử tế và thực sự hai người đã có một khoảng thời gian hạnh phúc bên nhau. Vậy nhưng một biến cố lớn xảy ra đã khiến duyên nợ của ông bà gãy gánh giữa chừng. Người chồng H.K.B sau đó đã tái hôn với một người vợ khác và cũng có con cháu đầy đàn. “Cuộc đời của tôi cũng năm chìm bảy nổi, mệt mỏi lắm, nên tôi chỉ muốn giữ cho riêng mình thôi, nói lại những chuyện đó chỉ tổ đau đầu”, bà rào đón để tránh nói chi tiết về những gì bà đã phải trải qua.
Thời gian sau bà tiếp tục xây dựng hạnh phúc mới với người chồng là một khôi nguyên vọng cổ. Hạnh phúc tưởng chừng viên mãn khi ông bà có với nhau một đứa con gái. Tuy vậy số phận truân chuyên lại vùi dập khi bà mất đứa con gái lúc bé chỉ mới 7 tuổi vì bệnh tật. Một thời gian sau, vợ chồng bà lại mỗi người một ngả, và có lẽ nguyên nhân đổ vỡ lần này không xuất phát từ phía bà
Chẳng hiểu sao những mất mát, đổ vỡ cứ liên tiếp tìm đến với bà, sự đau đớn, chán nản đã khiến bà không thể gượng dậy nổi để có thể tiếp tục cái nghề ca hát của mình. Bà bỏ nghề về quê ở Phan Rang một thời gian để đỡ đần cha mẹ già và cũng là muốn để quên đi quãng thời gian buồn khổ của mình. Trước đó, để đỡ phần cô quạnh, bà đã nhận nuôi một người con trai của một người bạn trước khi mất lúc nó chỉ mới có 2 tháng tuổi mà sau này ai cũng tưởng rằng đó là đứa con ruột của bà.
Có lúc, bà chuyển hẳn sang làm ăn buôn bán. Phất lên một thời gian, rồi lại trắng tay hoàn tay trắng. Buồn chán, nghèo khó cùng cực đến mức đến mức bà đã phải lên Sài Gòn thuê nhà ở một mình đi bán vé số kiếm cơm qua ngày. Thế nên, nằm mơ bà cũng chẳng dám nghĩ đến chuyện mình sẽ được trở lại sân khấu để ca hát, dù nó chỉ là phương tiện để bà mưu sinh.
Vận may đến với bà khi trong một lần đi bán vé số, bà gặp lại người bạn cũ - nhạc sĩ Ngọc Ẩn (mà nhiều người quen gọi ông là Út Trà Ôn miền Tây, hiện đã mất). Thấy tình cảnh đáng thương của bà, ông đã hỏi xem bà có còn nhớ bài ca nào không vì lúc đó ông đang có một cái quán ở đường Trần Phú có thể đưa bà đến đó ca hát kiếm tiền. Mới nghe bạn hỏi thế, bà cứ ngỡ ông đùa vì thời gian bà bỏ hát đã khá lâu rồi biết có còn luyến láy được hay không, hơn nữa tuổi tác cũng đã không còn trẻ trung gì nữa. Vậy nhưng khi nghe ông bạn thuyết phục “các bài ca cổ giá trị lắm, người ta thích văn nghệ là họ thích những điều sâu xa…”, thì bà cảm thấy thực sự vui mừng.
“Nghe ông ấy nói thế, tôi thấy thích lắm vì nghĩ rằng mình sẽ lại được đi hát. Ông ấy bảo tôi cố gắng học thuộc lại những bài hát nào xưa chừng nào tốt chừng ấy. Vậy nhưng ngay khi chuẩn bị đi hát trở lại, tôi hát không nổi vì hơi ca không lên được, phải tập luyện rồi dưỡng giọng mãi, nhất là tổ nghiệp vẫn còn thương nên mới tiếp tục hát được. Từ đó tới giờ cũng mười mấy năm rồi, tất cả cũng là nhờ người nhạc sĩ tốt bụng đó. Ngoài cái quán của mình ra thì ông còn giới thiệu cho tôi đi hát ở các quán nghệ sĩ khác nữa. Bây giờ ngoài ca cải lương, tôi còn “lấn sân” qua hát cả nhạc bolero nên nhiều khán giả cũng thương và ủng hộ. Cái tên Lan Châu của tôi cũng chính là do ông ấy đặt cho vì nghệ danh Mỹ Châu lớn lúc đó chẳng còn ai biết tới cả”, bà rưng rưng kể lại.
Tưởng rằng cuối đời bà như vậy cũng đã an ủi được phần nào một kiếp nghệ sĩ truân chuyên, nhưng có lẽ hai chữ số phận vẫn chưa buông tha cho bà. Người con trai mà bà nhận nuôi từ lúc còn đỏ hỏn, dù đã có gia đình con cái riêng nhưng rất hiếu thảo và thương yêu bà, bỗng nhiên mắc bệnh nặng rồi mất (năm 2011). Hôm gặp tôi, bà bảo bà mới đi đám giỗ đầu của con trai hai ngày trước tổ chức ở bên nhà vợ.
Nhìn mái tóc đã bạc trắng của bà phất phơ, tôi bỗng có cảm giác hai bạc phận luôn đeo đẳng suốt cuộc đời bà với bao khó khăn, mất mát từ khi còn trẻ cho đến lúc về già.
Vừa mới trầm ngâm, buồn lặng khi nhắc lại quãng đời buồn đã qua, vậy mà chỉ ngay sau đó bà đã cười rất tươi rồi bảo rằng: “Nói vậy chứ nhiều người nói tôi có phước lắm mới mạnh khỏe cho đến ngày hôm nay đó. Hơn nữa tổ nghiệp vẫn còn thương cho tôi lộc để vẫn ca hát hằng đêm kiếm được tiền tự nuôi sống mình, vậy còn mong gì hơn nữa đâu. Nếu không, như tôi tuổi này, đi ăn xin chưa chắc người ta cho đâu. Nhìn lên, tôi thấy không bằng ai, nhưng ngó xuống vẫn có nhiều người khổ hơn tôi ấy chứ. Bởi bây giờ hàng tháng tôi được đi lãnh gạo trợ cấp của Sở VH - TT - DL, trong khi ngoài đời vẫn có những người mỗi lần đi mua mà không mua nổi một ký gạo nữa đó. So với họ, tôi thấy mình cũng phước đức lắm rồi”.
Bà còn kể thêm rằng, đứa cháu gái ở cùng nhiều khi vui vui đã hỏi bà rằng nếu chẳng may bà mất thì phải làm sao. Bà bảo thì cứ gọi cho mấy đứa cháu của bà xuống lo được tới đâu hay tới đó, vậy chứ biết làm sao. Nói xong hai bà cháu chỉ còn biết nhìn nhau cười tít mắt. Dù vậy nhưng bà cũng nguyện rằng lúc nào mất thì làm sao giống như ngọn đèn trước gió tắt cái phụp là xong một kiếp người, chứ đừng lâm vào cảnh phải ăn dầm nằm dề sẽ khổ mình, khổ người.
“Có những lúc buồn lắm chứ, nhưng tôi cũng nghĩ rằng mình cứ u buồn, khóc lóc thì có lợi gì đâu. Ngược lại suy nghĩ quá còn dễ sinh ra bệnh tật, đau yếu thì còn khổ hơn nữa. Do đó, tôi cứ tập để đầu óc mình thật thoải mái, không suy diễn chuyện này chuyện kia. Cái gì đã qua thì cứ cho nó qua, bởi tôi nghĩ rằng tất cả chỉ là số phận mà mình phải gánh chịu, vậy thôi. Sống ở đời ai cũng muốn trên mặt mình là son phấn sáng tươi cả, nhưng những chuyện xảy ra ngoài ý muốn thì không ai có thể nói tài nói tướng được”, bà chia sẻ mà cứ như đang tự dặn lòng mình vậy
Phạm Phú Lữ
-
khangianhandan - Group leader
- Bài viết: 11449
- Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 4 20, 2012 7:12 am
- Đến từ: Đất tự do
- Has thanked: 0 time
- Been thanked: 114 times
Re: Cái nghèo không tha nhiều nghệ sĩ giải Thanh Tâm&thế hệ
chao ca nha nho cac anh chi coi co ns nao ma ngheo ma khong co thanh nha co the co minh biet tinh ve mot hai nguoi minh se giop do hang thang mot it tien de chi phi com gao qua ngay.
- baole
- Thành viên mới đến
- Bài viết: 36
- Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 8 02, 2012 9:19 am
- Has thanked: 0 time
- Been thanked: 0 time
Re: Cái nghèo không tha nhiều nghệ sĩ giải Thanh Tâm&thế hệ
NS Diệp Tuyết Anh(vợ trước của ns Thanh Sang)- cố ns Hữu Phước-cố ns Thanh Nga
Sửa lần cuối bởi khangianhandan vào ngày Thứ 6 Tháng 7 05, 2013 6:15 pm với 1 lần sửa trong tổng số.
-
khangianhandan - Group leader
- Bài viết: 11449
- Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 4 20, 2012 7:12 am
- Đến từ: Đất tự do
- Has thanked: 0 time
- Been thanked: 114 times
Re: Cái nghèo không tha nhiều nghệ sĩ giải Thanh Tâm&thế hệ
Tội nghiệp những tài danh xưa
-
khangianhandan - Group leader
- Bài viết: 11449
- Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 4 20, 2012 7:12 am
- Đến từ: Đất tự do
- Has thanked: 0 time
- Been thanked: 114 times
Re: Cái nghèo không tha nhiều nghệ sĩ giải Thanh Tâm&thế hệ
Bạn ocean nói :
Các lổi-lầm sau đây :
- Cờ bạc,
- Chi tiêu hoang-phí
- tự lập đoàn hát.
Nhiều [i]nghệ-sỉ vàng vì tự-ái các ông bà bầu, nên tự mình bỏ tiền ra lập đoàn hát. Nhưng đoàn hát hoạt-động chẳng bao lâu thì bị sập tiệm.[/i]
Đúng quá ! không sai tí nào . .
Thời buổi khó khăn, làm một đồng, ăn tám cắc...còn phần để lại chứ....cứ mà sống như vợ chồng Thanh Thế - Bửu Truyện khi lúc ăn nên làn ra.hoặc NS Diệu Hiền...bốn năm căn nhà, rồi đất cát bán hết......thì đến giờ nầy làm sao mà không khổ cho đặng . ... tiền có bằng núi cũng lở.
Các lổi-lầm sau đây :
- Cờ bạc,
- Chi tiêu hoang-phí
- tự lập đoàn hát.
Nhiều [i]nghệ-sỉ vàng vì tự-ái các ông bà bầu, nên tự mình bỏ tiền ra lập đoàn hát. Nhưng đoàn hát hoạt-động chẳng bao lâu thì bị sập tiệm.[/i]
Đúng quá ! không sai tí nào . .
Thời buổi khó khăn, làm một đồng, ăn tám cắc...còn phần để lại chứ....cứ mà sống như vợ chồng Thanh Thế - Bửu Truyện khi lúc ăn nên làn ra.hoặc NS Diệu Hiền...bốn năm căn nhà, rồi đất cát bán hết......thì đến giờ nầy làm sao mà không khổ cho đặng . ... tiền có bằng núi cũng lở.
- sunrise2013
- Thành viên mới đến
- Bài viết: 102
- Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 3 31, 2013 7:40 am
- Has thanked: 0 time
- Been thanked: 0 time
Re: Cái nghèo không tha nhiều nghệ sĩ giải Thanh Tâm&thế hệ
Nhiều nghệ sĩ Năm Châu, Năm Nghĩa, Phùng Há,Kim Chung, Kim Chưởng, Út Trà Ôn, Hoàng Giang,Tấn Tài, Văn Chung,Thanh Hương,Thành Đươc,Út Bạch Lan,Hùng Minh,Hùng Cường,Bạch Tuyết, Hoài Châu-Kim Hoa,Minh Cành,Minh Phụng, Minh Vương, Phương Bình, Vũ Minh Vương,Kiều Phượng Loan,...đều lập đoàn hát. Ai mà không muốn mình có công ty riêng,muốn làm giàu, những tư tưởng của mình sẽ được thực hiện, sân khấu đa dạng hơn với nhiệu đoàn hát cạnh tranh nhau...Những nghệ sĩ lập gánh toàn là những kép chánh của đại bang chớ đâu phải thường
Đừng quan niệm nghệ sị lập đoàn hát là do tính tự ái với những ông bầu, ông chủ của mình...cái nhìn quá thiển cận
Thời buối khó khăn, làm 1 đồng mà tiêu hết 10 đồng còn mắc nợ nói chi đề dành. Khó khăn dài dài do chiến tranh, khủng hoảng kinh tế thì sao? đâu phải lỗi của nghệ sĩ hết đâu mà nói như vậy, có chăng chỉ là số ít mà thôi.
NS Diệu Hiền có được 4,5 căn nhà là trước 1975. Sau 75 trở thành nghèo đói
Đừng quan niệm nghệ sị lập đoàn hát là do tính tự ái với những ông bầu, ông chủ của mình...cái nhìn quá thiển cận
Thời buối khó khăn, làm 1 đồng mà tiêu hết 10 đồng còn mắc nợ nói chi đề dành. Khó khăn dài dài do chiến tranh, khủng hoảng kinh tế thì sao? đâu phải lỗi của nghệ sĩ hết đâu mà nói như vậy, có chăng chỉ là số ít mà thôi.
NS Diệu Hiền có được 4,5 căn nhà là trước 1975. Sau 75 trở thành nghèo đói
-
khangianhandan - Group leader
- Bài viết: 11449
- Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 4 20, 2012 7:12 am
- Đến từ: Đất tự do
- Has thanked: 0 time
- Been thanked: 114 times
Re: Cái nghèo không tha nhiều nghệ sĩ giải Thanh Tâm&thế hệ
nghệ sĩ không có biết làm ăn nên tốt nhất là chỉ đi hát thôi đừng bắt chước lập đoàn hát, NS nào lập đoàn hát đều nghèo. Thật ra các ns mổi lần ký côngtra là bằng người ta làm cả 10 năm, nếu biết cần kiệm đừng tiêu sài phung phí(không cần phải biết làm ăn) thì cũng không thể nghèo được. Nhưng họ ai cũng có tính ns cả, nên có bao nhiêu thì tiêu bấy nhiêu nên mới ra nông nổi.
Mà sao không ai trả lời câu hỏi của bạn baole cả vậy? baole có nhả ý muốn giúp đỡ vài ns và nhờ các bạn nào biết ns nào đang gặp khó khăn gấp cần giúp đỡ thì cho baole biết kìa. Baole sẽ gởi giúp hàng tháng. Chị tanco or chị tuyết mai giúp trả lời bạn baole đi.
Mà sao không ai trả lời câu hỏi của bạn baole cả vậy? baole có nhả ý muốn giúp đỡ vài ns và nhờ các bạn nào biết ns nào đang gặp khó khăn gấp cần giúp đỡ thì cho baole biết kìa. Baole sẽ gởi giúp hàng tháng. Chị tanco or chị tuyết mai giúp trả lời bạn baole đi.
-
nguyen - Forum Mod
- Bài viết: 1613
- Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 5 04, 2004 5:00 pm
- Đến từ: USA
- Has thanked: 29 times
- Been thanked: 8 times
Re: Cái nghèo không tha nhiều nghệ sĩ giải Thanh Tâm&thế hệ
nguyen đã viết:nghệ sĩ không có biết làm ăn nên tốt nhất là chỉ đi hát thôi đừng bắt chước lập đoàn hát, NS nào lập đoàn hát đều nghèo. Thật ra các ns mổi lần ký côngtra là bằng người ta làm cả 10 năm, nếu biết cần kiệm đừng tiêu sài phung phí(không cần phải biết làm ăn) thì cũng không thể nghèo được. Nhưng họ ai cũng có tính ns cả, nên có bao nhiêu thì tiêu bấy nhiêu nên mới ra nông nổi.
Quan niệm như bạn thì sao có câu " có phuớc làm quan, có gan làm giàu"
Kim Chung, Kim Chưởng, Năm Nghĩa, Tấn Tài, Minh Vương,Hùng Cường, Bach Tuyết... có nghèo đâu mà họ trở thành các đại ban.
"An phận thủ thường hoài chừng nào mới rờ được chỗ cao sang", làm chủ đoàn hát đại bang thì không ngon hơn lãnh lương contra sau???nghệ sĩ xưa lập hát "vì yêu nghề" (bài ngày xưa lập gánh vì yêu nghề-Bảo Quốc).
Có vẻ như những ai ra lập gánh đều bị xúc phạm....Nhiều người đi làm cho công ty, một thời gian họ nhảy ra lập công ty riêng nhiều lắm thì nghệ sĩ cũng vậy
-
khangianhandan - Group leader
- Bài viết: 11449
- Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 4 20, 2012 7:12 am
- Đến từ: Đất tự do
- Has thanked: 0 time
- Been thanked: 114 times
Re: Cái nghèo không tha nhiều nghệ sĩ giải Thanh Tâm&thế hệ
ns Kim Chung nhờ bầu Long có tài quản lý, chớ Kim Chung chỉ hát mà thôi, Kim Chưởng cũng không hề giàu sau khi lập gánh, Minh Vương là nhờ vợ có tài làm ăn, Hùng Cường Bạch Tuyết sau khi lập gánh cũng không thành công, Hùng Cường không hề giàu, Bạch Tuyết cũng vậy, Bạch Tuyết sau 75 mới giàu nhưng đó là nhờ lấy chồng giàu. Có gan làm giàu, nhưng thử hỏi ai lập đoàn hát mà giàu đâu bạn? bao nhiêu ns lập đoàn hát thì sau 1 thời gian cũng bỏ của chạy lấy người cả bạn à. Tấn Tài lập đoàn hát cũng không hề giàu nếu không muốn nói ngược lại. Có rất nhiều ns trước khi lập gánh thì giàu, sau khi lập gánh 1 thời gian thì đổ nợ tùm lum hết, đây là thực tế bạn à, bạn không tin thì thử phỏng vấn những ns đã từng lập gánh hát xem. Tôi chưa bao giờ xúc phạm các ns lập gánh cả bạn à, chỉ nói rằng ns không biết làm ăn thì đừng nên làm vậy thôi. Tôi nhớ có lần báo sk đã từng viết( kể cả chương trình Sớ Táo Quân cũng có đề cập) rằng hể ghét ai thì nên xúi họ làm bầu gánh hát đó bạn.
-
nguyen - Forum Mod
- Bài viết: 1613
- Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 5 04, 2004 5:00 pm
- Đến từ: USA
- Has thanked: 29 times
- Been thanked: 8 times
Re: Cái nghèo không tha nhiều nghệ sĩ giải Thanh Tâm&thế hệ
Nói chung cũng nhờ nghệ sĩ lập gánh mới có nhiều gánh, nhiều tuồng xem, chớ nói người ta không biết làm ăn mà người ta dám bỏ công sức ra lập gánh cũng là cái hay, nhiều gánh cũng tồn tại trong thơi gian đôi ba năm chớ đâu phải một hai tháng. Thời các anh chị em nghệ sĩ là thời chiến, nhiều chuyện xảy ra trở tay không kịp, rồi chuyện vợ chồng đỗ vỡ....mình thấy nhiều bạn nói ý như ai biều "tự ái" với các bầu nên đi lập gánh cho nghèo, mình thấy không đúng...nữ nghệ sĩ thì ít phiêu lưu hơn nam nghệ sĩ, họ chỉ lập gánh hát khi có cây tùng cây bách đứng sau lưng. Còn nghệ sỉ Lệ Thuỹ, Mỹ Châu... ở đoàn Kim Chung là nữ hoàng rùi( cả mặt nghệ thuật cũng như tài chính) và như đã nói nữ nghệ sĩ ích phiêu lưu, nhưng những năm gần đây ns Lệ Thuỹ cũng lập nhóm thấp sáng niềm tin,Sân Khấu Vàng...cũng giàu, tặng nhiều nhà từ thiện...
-
khangianhandan - Group leader
- Bài viết: 11449
- Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 4 20, 2012 7:12 am
- Đến từ: Đất tự do
- Has thanked: 0 time
- Been thanked: 114 times
Re: Cái nghèo không tha nhiều nghệ sĩ giải Thanh Tâm&thế hệ
Căn nhà 3 tầng nằm trên một con đường lớn của quận 10, TP.HCM là tài sản lớn mà chàng ca sĩ "Trọn đời bên em" đã dành riêng cho gia đình mình sau nhiều năm bôn ba ca hát.
Lý Hải đang sống hạnh phúc cùng cô vợ hot girl và 2 thiên thần xinh xắn trong một ngôi nhà sang trọng 2 mặt tiền trên đường 3/2, quận 10, TP.HCM. Là người đàn ông của gia đình, nam ca sĩ Trọn đời bên em coi trọng và chăm chút cho khoảng không gian riêng của tổ ấm.
Anh cho biết, cách đây 6 năm, khi giá vật liệu xây dựng rất cao, anh vẫn quyết tâm xây một ngôi nhà khang trang và sửa đi sửa lại những phần mà mình chưa ưng ý. Vì khá cầu toàn nên phải 2 năm sau đó anh mới có thể chính thức làm lễ tân gia. Có thể thấy, để có được ngôi nhà hiện đại như hiện giờ, Lý Hải đã phải bỏ ra một số tiền không nhỏ. Nam ca sĩ cũng hé lộ, giá trị đất và nhà của căn nhà khoảng 2 triệu đô (trên 40 tỷ đồng).
Ngôi nhà 3 tầng của Lý Hải được chia thành 7 phòng. Đến thăm nhà, có thể thấy, nhà anh tuy khá sang trọng nhưng lại hơi rối mắt vì nhiều chi tiết cũng như chủ nhân thích trưng bày nhiều vật dụng làm không gian trở nên hơi chật.
Tầng 1 là không gian liên thông phòng khách - phòng bếp - phòng ăn với đồ nội thất gỗ ấm cúng. Tầng lửng là không gian phòng làm việc của công ty do Lý Hải và vợ chồng anh trai cùng làm. Tầng 2 là phòng ngủ hạnh phúc tràn trề của vợ chồng chàng ca sĩ. Lý Hải tận dụng được tầng thượng để làm phòng tập gym, giúp anh có một cơ thể cường tráng. Ngoài ra anh còn thiết kế một phòng với đầy đủ đồ chơi dành cho cậu con trai Rio và cô công chúa Cherry vừa ra đời.
Bên cạnh đó, vườn cây là một điểm đáng tự hào của nhà Lý Hải. Anh có hẳn một vườn cây ăn trái mini trên sân thượng. Có thể thấy, ông chủ chăm sóc khá mát tay vì các cây trong vườn như xoài, bưởi, lựu, cóc, ổi... luôn xanh tươi.
Căn nhà 2 mặt tiền của Lý Hải nằm trên con đường đắt đỏ 3/2 của quận 10, TP.HCM.
Một giọng ca không có tên trong bảng đóng thuế thu nhập cao, không xuất hiện trên báo chí nhiều, mà có tiền 3 triệu đô sống vương giả còn nghệ sĩ cải lương vắt kiệt sức hát mà có được 10 $
-
khangianhandan - Group leader
- Bài viết: 11449
- Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 4 20, 2012 7:12 am
- Đến từ: Đất tự do
- Has thanked: 0 time
- Been thanked: 114 times
Re: Cái nghèo không tha nhiều nghệ sĩ giải Thanh Tâm&thế hệ
Cây mai 1,5 tỷ đồng tại thị xã Tây Ninh có người mua bứng về Bình Dương
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130 ... en-ti.aspx
-
khangianhandan - Group leader
- Bài viết: 11449
- Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 4 20, 2012 7:12 am
- Đến từ: Đất tự do
- Has thanked: 0 time
- Been thanked: 114 times
Re: Cái nghèo không tha nhiều nghệ sĩ giải Thanh Tâm&thế hệ
Cô Đào Thanh Tâm-bà chủ đoàn hát Đại Bang Hương Mùa Thu-Ngọc Hương. Cách đó không xa là một chiếc xe hơi của ai đó giá hàng tỷ so với cái bánh 10 xu cùa gia đình cô
Hạnh phúc, tài danh của cô bị đánh đánh mất dưới thời cải lương cách mạng
Sửa lần cuối bởi khangianhandan vào ngày Thứ 6 Tháng 8 02, 2013 8:48 am với 1 lần sửa trong tổng số.
-
khangianhandan - Group leader
- Bài viết: 11449
- Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 4 20, 2012 7:12 am
- Đến từ: Đất tự do
- Has thanked: 0 time
- Been thanked: 114 times
Re: Cái nghèo không tha nhiều nghệ sĩ giải Thanh Tâm&thế hệ
Nữ nghệ sĩ Diệp Tuyết Anh: Vinh quang trong nghề, vất vã với tuổi về chiều
02/09/2006
Diệp Tuyết Anh cùng chồng và cháu ngoại
Trong căn phòng nhỏ chỉ vừa đủ để kê chiếc giường đơn, xung quanh đầu giường là những vật dụng thô sơ mà Diệp Tuyết Anh vừa về đây ở chung với mẹ, ngôi nhà nhỏ chị thuê để ở và cũng để làm ăn bên quận 8 sắp tới đây phải trã lại, dù các phương tiện có giá đã lần lượt bán đi, gánh nặng mưu sinh, cùng với nổi đau tận đáy lòng khi lần lượt người con gái và cháu ngoại vừa mới ra đời được vài tuổi lại phải mắc bệnh nan y...Tất cả đã quá sức, có ai ngờ Diệp Tuyết Anh của một thời trên sân khấu bây giờ là như vậy...
Nguyện vọng đầu tiên được thoả mãn, vinh quang trong nghề qua vai diễn lớn
Từ nhỏ khi còn học ở trường Gia Long, Diệp Tuyết Anh đã mê hát cải lương, vốn sinh ra trong gia đình có truyền thống về ca hát, bà ngoại là bầu của đoàn Minh Bằng, thuở nhỏ rất mê các dĩa hát “Thắng ngóc bán than”, “Lắng tiếng chuông Ngân” do Thanh Nga và Hữu Phước trình bày. Sau khi được cha mẹ và ngoại cho nghỉ học để hát, và khi nghệ sĩ Kim Ngọc rời đoàn thì bé Diệp Tuyết Anh bắt đầu được hát qua các vai quan trọng, nhưng vẫn luôn thầm vái tổ nghiệp sau này được hát chung với hai thần tượng là đôi nghệ sĩ tài danh Hữu Phước – Thanh Nga.
Năm 1965, đoàn Kim Chưởng thiếu đào trẻ nên đã mời Diệp Tuyết Anh về đoàn với lương tháng 17.500 đồng, liền sau đó đoàn Thanh Minh của bầu Thơ nhảy vào mời Chị về cộng tác với gía 18.000 đồng, dù cho gia đình nhất quyết không cho đi, bởi nếu ra đi thì đoàn nhà (đoàn Minh Bằng) sẽ lâm nguy. Sau nhiều ngày năn nỉ, ngoại đồng ý cho đi và giao lại đoàn Minh Bằng cho vợ chồng nghệ sĩ Phương Bình - Ngọc Bê. Thế là ước nguyện được hát chung với Thanh Nga - Hữu Phước đã thành hiện thực. Và vở diễn đầu tiên rất thành công khi khai trương tại rạp Hưng Đạo là vở “Tướng cướp Triệu Thường Sơn”, ngay sau đó bầu thơ mời Chị ký tiếp hợp đồng 300.000 đồng hát trong hai năm không kể lương hàng đêm được tăng. Kể từ đó, Diệp Tuyết Anh hát thường xuyên trên sân khấu Thanh Minh, để cũng từ đây Chị gặp người bạn đời đầu tiên trong đời con gái của mình với nam nghệ sĩ Thanh Sang, trải qua bao thăng trầm, lận đận trong cuộc sống tình cảm, Diệp Tuyết Anh và Thanh Sang cũng đã chia tay, mỗi người đều có cuộc sống riêng, phía còn lại của cuộc đời đã có gia đình riêng và cuộc sống sung túc, còn Diệp Tuyết Anh là chuỗi ngày buồn với miếng cơm manh áo...
Diệp Tuyết Anh thời trẻ - Ảnh: CLVN
Cái tình nghệ sĩ với nhau
Có một sự kiện mà đến bây giờ khi nhắc lại Diệp Tuyết Anh rất buồn, đó thời điểm sau 75, Chị là nạn nhân của một bà bầu và gia đình của người này. Số là bà bầu này đăng ký hát quanh quẩn trong quận 11, và mời Diệp Tuyết Anh hát chầu giúp đoàn trong một tháng, đến gần cuối tháng mãn hợp đồng, sau khi hát xong vở “Suối mơ rền áo cưới” (cuối năm 1976) thì Diệp Tuyết Anh rời đoàn. Lấy lý do không có người thay thế, bà bầu của đoàn đã chận lại không cho về, rồi hai bên giằng co khi người nhà của bà bầu này giật lấy Ba-lát đồ đạc của Chị để Chị ở lại. Diệp Tuyết Anh chạy theo lấy lại thì lại có người cầm khúc gỗ phang vào đầu Chị...
Thấu hiểu cuộc đời nghệ sĩ và rất buồn cho những người làm nghề hát. Sau này khi Chị và chồng (anh Hải Bắc) lập đoàn hát Tuổi Trẻ (Đà Nẵng) đã tự dặn mình không nên có thái độ như bà bầu nọ chỉ làm đau khổ cho người nghệ sĩ. Cho nên một thời gian làm bầu thua lỗ, đoàn rã gánh tại miền Trung sau một tháng không hát vì bị bảo lụt. Vốn liếng tiêu tan hết, anh chị em nghệ sĩ bửa đói bửa no. Vợ chồng chị khăn gói vào Nam, tất cả anh em trong đoàn đều khóc lúc tiễn đưa.
Cuộc sống hiện tại và nổi đau người mẹ
Lần đầu tiên trang Cải lương Việt Nam (CLVN) tìm gặp chị trong ngôi nhà mà hiện tại chị sắp trã lại. Đến lần một tìm mãi không ra, dù đã hỏi các căn nhà kế bên nhưng không ai biết tại đấy có nghệ sĩ cải lương nào là Diệp Tuyết Anh cả. Ngày hôm sau thì cũng tìm ra, hơi bất ngờ với vóc dáng của chị, có phần khắc khổ, gương mặt đẹp tựa nghệ sĩ Tô Kim Hồng giờ đã nhạt nhoà, nụ cười buồn chị cho biết:. ...có những chuyện không thể nói ra và cũng chưa từng nói ra, bởi đâu có ai hiểu và thông cảm được, thành ra chị cũng không muốn ai biết mình là nghệ sĩ. Chị thuê căn nhà này để ở và để mưu sinh (cho thuê đồ cưới), nói rằng cho thuê đồ cưới nhưng thực ra chỉ là một cái tủ nhỏ, trong một con hẻm bên quận 8. Dần dần, không làm ăn được, rồi nợ nần chồng chất, chị phải bán và đem cầm đi tất cả những gì có giá.
Nếu cái khó khăn vì mưu sinh đã là gánh nặng, lại thêm người con gái vừa hạ sanh em bé ra đời vài tháng thì cả hai mẹ con đều vướng phải bệnh nan y, một mình Diệp Tuyết Anh chạy đôn chạy đáo, cứ ban ngày ở Sài Gòn để nấu và giao cơm mướn, tối đi honda ôm về Bình Dương lo cho con gái và cháu ngoại thuê nhà sống trên ấy, được đồng nào thì lo cho cuộc sống hàng ngày, mua cho cháu ngoại vài bịt sữa, trẻ con nào biết gì vẫn hồn nhiên khi có người lạ đến thăm, cháu nào biết được rằng cháu có còn sống được bao lâu?
CLVN gởi vội cho em bé một phần quà nhỏ, ra về mà còn nhớ mãi: “Dịp Trung Thu này, có mua bánh thì mua ủng hộ Cô với”. Thì ra Cô cũng đang mưu sinh bằng cách giao bánh tận nhà cho ai có nhu cầu đó mà, biết làm sao được cuộc sống cứ mãi chạy đi.
Mong lắm thay những tấm chân tình của khán giả, mạnh thường quân, đồng nghiệp đến với Diệp Tuyết Anh lúc này.
P/S: Xem thêm về thông tin, hình ảnh tại mục "GIÚP ĐỠ NGHỆ SĨ KHÓ KHĂN".
DIỆP TUYẾT ANH: NHỮNG NĂM THÁNG TRONG NGHỀ
- 1959: Đi đoàn Minh Bằng
- 1966: Cộng tác đoàn Thanh Minh
- 1973: Đi đoàn Hoa Thế Hệ - Dũng Thanh Lâm
- 1974: Đi đoàn Tân Thủ Đô - Tấn Tài
- 1975: Đi đoạn Dạ Lan Hương
- 1976: Về nhà hát Trần Hữu Trang
- 1980: Đi đoàn tiếng ca Sông Cửu, đi đoàn Kim Khánh (Út Hiền)
- 1981: Cộng tác đoàn cải lương Bến Tre
- 1984: Đi đoàn Phước Lộc, Phước Nhơn (Qui Nhơn)
- 1986: Đi đoàn cải lương Minh Cảnh
- 1987: Thành lập đoàn CL tuổi trẻ Đà Nẵng.
- 1989: Đi đoàn Hoa Pơ Lang (Ban Mê Thuột), đi đoàn tuồng cổ Hàm Luông.
- ...
NHỮNG KỊCH BẢN ĐÃ HÁT QUA:
- Nước mắt đứa em mù, Người đi dệt mộng, Ngũ Long thần chưởng, Tướng cướp Triệu Thường Sơn, Trúng Số Độc Đắc, Tiếng hạt trong trăng, Hoa Mộc Lan, Trường Tương Tư, Sông Dài, Con ma nhà họ Hứa, Giấc mộng đêm Xuân, Nửa đời hương phấn, Nắng sớm mưa chiều, Tấm Lòng của Biển, Mưa Rừng, Bọt Biển, Lời thề trước mộ, Lưu Bình Dương Lễ, Tiếng Nhạn Kêu Sương, Mạnh Lê Quân...(đoàn TM/TN)
- Áo em thơm giấy học trò, Tiếng thét ngang ngời (đoàn HTH/ DTL)
- Tiếu ngạo giang hồ, Nữa đêm quán liễu, Đào hoa khách tuyệt tình nương, Thằng Tư con Tám, Bóng Hồng Sa Mạc...(đoàn TTD/TT)
- Áo Vũ Cơ Hàn, Máu nhuộm sân chùa, Đêm lạnh chùa hoang, Lưu Bình Dương Lễ...(đoàn MC)
- ...
02/09/2006
Diệp Tuyết Anh cùng chồng và cháu ngoại
Trong căn phòng nhỏ chỉ vừa đủ để kê chiếc giường đơn, xung quanh đầu giường là những vật dụng thô sơ mà Diệp Tuyết Anh vừa về đây ở chung với mẹ, ngôi nhà nhỏ chị thuê để ở và cũng để làm ăn bên quận 8 sắp tới đây phải trã lại, dù các phương tiện có giá đã lần lượt bán đi, gánh nặng mưu sinh, cùng với nổi đau tận đáy lòng khi lần lượt người con gái và cháu ngoại vừa mới ra đời được vài tuổi lại phải mắc bệnh nan y...Tất cả đã quá sức, có ai ngờ Diệp Tuyết Anh của một thời trên sân khấu bây giờ là như vậy...
Nguyện vọng đầu tiên được thoả mãn, vinh quang trong nghề qua vai diễn lớn
Từ nhỏ khi còn học ở trường Gia Long, Diệp Tuyết Anh đã mê hát cải lương, vốn sinh ra trong gia đình có truyền thống về ca hát, bà ngoại là bầu của đoàn Minh Bằng, thuở nhỏ rất mê các dĩa hát “Thắng ngóc bán than”, “Lắng tiếng chuông Ngân” do Thanh Nga và Hữu Phước trình bày. Sau khi được cha mẹ và ngoại cho nghỉ học để hát, và khi nghệ sĩ Kim Ngọc rời đoàn thì bé Diệp Tuyết Anh bắt đầu được hát qua các vai quan trọng, nhưng vẫn luôn thầm vái tổ nghiệp sau này được hát chung với hai thần tượng là đôi nghệ sĩ tài danh Hữu Phước – Thanh Nga.
Năm 1965, đoàn Kim Chưởng thiếu đào trẻ nên đã mời Diệp Tuyết Anh về đoàn với lương tháng 17.500 đồng, liền sau đó đoàn Thanh Minh của bầu Thơ nhảy vào mời Chị về cộng tác với gía 18.000 đồng, dù cho gia đình nhất quyết không cho đi, bởi nếu ra đi thì đoàn nhà (đoàn Minh Bằng) sẽ lâm nguy. Sau nhiều ngày năn nỉ, ngoại đồng ý cho đi và giao lại đoàn Minh Bằng cho vợ chồng nghệ sĩ Phương Bình - Ngọc Bê. Thế là ước nguyện được hát chung với Thanh Nga - Hữu Phước đã thành hiện thực. Và vở diễn đầu tiên rất thành công khi khai trương tại rạp Hưng Đạo là vở “Tướng cướp Triệu Thường Sơn”, ngay sau đó bầu thơ mời Chị ký tiếp hợp đồng 300.000 đồng hát trong hai năm không kể lương hàng đêm được tăng. Kể từ đó, Diệp Tuyết Anh hát thường xuyên trên sân khấu Thanh Minh, để cũng từ đây Chị gặp người bạn đời đầu tiên trong đời con gái của mình với nam nghệ sĩ Thanh Sang, trải qua bao thăng trầm, lận đận trong cuộc sống tình cảm, Diệp Tuyết Anh và Thanh Sang cũng đã chia tay, mỗi người đều có cuộc sống riêng, phía còn lại của cuộc đời đã có gia đình riêng và cuộc sống sung túc, còn Diệp Tuyết Anh là chuỗi ngày buồn với miếng cơm manh áo...
Diệp Tuyết Anh thời trẻ - Ảnh: CLVN
Cái tình nghệ sĩ với nhau
Có một sự kiện mà đến bây giờ khi nhắc lại Diệp Tuyết Anh rất buồn, đó thời điểm sau 75, Chị là nạn nhân của một bà bầu và gia đình của người này. Số là bà bầu này đăng ký hát quanh quẩn trong quận 11, và mời Diệp Tuyết Anh hát chầu giúp đoàn trong một tháng, đến gần cuối tháng mãn hợp đồng, sau khi hát xong vở “Suối mơ rền áo cưới” (cuối năm 1976) thì Diệp Tuyết Anh rời đoàn. Lấy lý do không có người thay thế, bà bầu của đoàn đã chận lại không cho về, rồi hai bên giằng co khi người nhà của bà bầu này giật lấy Ba-lát đồ đạc của Chị để Chị ở lại. Diệp Tuyết Anh chạy theo lấy lại thì lại có người cầm khúc gỗ phang vào đầu Chị...
Thấu hiểu cuộc đời nghệ sĩ và rất buồn cho những người làm nghề hát. Sau này khi Chị và chồng (anh Hải Bắc) lập đoàn hát Tuổi Trẻ (Đà Nẵng) đã tự dặn mình không nên có thái độ như bà bầu nọ chỉ làm đau khổ cho người nghệ sĩ. Cho nên một thời gian làm bầu thua lỗ, đoàn rã gánh tại miền Trung sau một tháng không hát vì bị bảo lụt. Vốn liếng tiêu tan hết, anh chị em nghệ sĩ bửa đói bửa no. Vợ chồng chị khăn gói vào Nam, tất cả anh em trong đoàn đều khóc lúc tiễn đưa.
Cuộc sống hiện tại và nổi đau người mẹ
Lần đầu tiên trang Cải lương Việt Nam (CLVN) tìm gặp chị trong ngôi nhà mà hiện tại chị sắp trã lại. Đến lần một tìm mãi không ra, dù đã hỏi các căn nhà kế bên nhưng không ai biết tại đấy có nghệ sĩ cải lương nào là Diệp Tuyết Anh cả. Ngày hôm sau thì cũng tìm ra, hơi bất ngờ với vóc dáng của chị, có phần khắc khổ, gương mặt đẹp tựa nghệ sĩ Tô Kim Hồng giờ đã nhạt nhoà, nụ cười buồn chị cho biết:. ...có những chuyện không thể nói ra và cũng chưa từng nói ra, bởi đâu có ai hiểu và thông cảm được, thành ra chị cũng không muốn ai biết mình là nghệ sĩ. Chị thuê căn nhà này để ở và để mưu sinh (cho thuê đồ cưới), nói rằng cho thuê đồ cưới nhưng thực ra chỉ là một cái tủ nhỏ, trong một con hẻm bên quận 8. Dần dần, không làm ăn được, rồi nợ nần chồng chất, chị phải bán và đem cầm đi tất cả những gì có giá.
Nếu cái khó khăn vì mưu sinh đã là gánh nặng, lại thêm người con gái vừa hạ sanh em bé ra đời vài tháng thì cả hai mẹ con đều vướng phải bệnh nan y, một mình Diệp Tuyết Anh chạy đôn chạy đáo, cứ ban ngày ở Sài Gòn để nấu và giao cơm mướn, tối đi honda ôm về Bình Dương lo cho con gái và cháu ngoại thuê nhà sống trên ấy, được đồng nào thì lo cho cuộc sống hàng ngày, mua cho cháu ngoại vài bịt sữa, trẻ con nào biết gì vẫn hồn nhiên khi có người lạ đến thăm, cháu nào biết được rằng cháu có còn sống được bao lâu?
CLVN gởi vội cho em bé một phần quà nhỏ, ra về mà còn nhớ mãi: “Dịp Trung Thu này, có mua bánh thì mua ủng hộ Cô với”. Thì ra Cô cũng đang mưu sinh bằng cách giao bánh tận nhà cho ai có nhu cầu đó mà, biết làm sao được cuộc sống cứ mãi chạy đi.
Mong lắm thay những tấm chân tình của khán giả, mạnh thường quân, đồng nghiệp đến với Diệp Tuyết Anh lúc này.
P/S: Xem thêm về thông tin, hình ảnh tại mục "GIÚP ĐỠ NGHỆ SĨ KHÓ KHĂN".
DIỆP TUYẾT ANH: NHỮNG NĂM THÁNG TRONG NGHỀ
- 1959: Đi đoàn Minh Bằng
- 1966: Cộng tác đoàn Thanh Minh
- 1973: Đi đoàn Hoa Thế Hệ - Dũng Thanh Lâm
- 1974: Đi đoàn Tân Thủ Đô - Tấn Tài
- 1975: Đi đoạn Dạ Lan Hương
- 1976: Về nhà hát Trần Hữu Trang
- 1980: Đi đoàn tiếng ca Sông Cửu, đi đoàn Kim Khánh (Út Hiền)
- 1981: Cộng tác đoàn cải lương Bến Tre
- 1984: Đi đoàn Phước Lộc, Phước Nhơn (Qui Nhơn)
- 1986: Đi đoàn cải lương Minh Cảnh
- 1987: Thành lập đoàn CL tuổi trẻ Đà Nẵng.
- 1989: Đi đoàn Hoa Pơ Lang (Ban Mê Thuột), đi đoàn tuồng cổ Hàm Luông.
- ...
NHỮNG KỊCH BẢN ĐÃ HÁT QUA:
- Nước mắt đứa em mù, Người đi dệt mộng, Ngũ Long thần chưởng, Tướng cướp Triệu Thường Sơn, Trúng Số Độc Đắc, Tiếng hạt trong trăng, Hoa Mộc Lan, Trường Tương Tư, Sông Dài, Con ma nhà họ Hứa, Giấc mộng đêm Xuân, Nửa đời hương phấn, Nắng sớm mưa chiều, Tấm Lòng của Biển, Mưa Rừng, Bọt Biển, Lời thề trước mộ, Lưu Bình Dương Lễ, Tiếng Nhạn Kêu Sương, Mạnh Lê Quân...(đoàn TM/TN)
- Áo em thơm giấy học trò, Tiếng thét ngang ngời (đoàn HTH/ DTL)
- Tiếu ngạo giang hồ, Nữa đêm quán liễu, Đào hoa khách tuyệt tình nương, Thằng Tư con Tám, Bóng Hồng Sa Mạc...(đoàn TTD/TT)
- Áo Vũ Cơ Hàn, Máu nhuộm sân chùa, Đêm lạnh chùa hoang, Lưu Bình Dương Lễ...(đoàn MC)
- ...
-
khangianhandan - Group leader
- Bài viết: 11449
- Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 4 20, 2012 7:12 am
- Đến từ: Đất tự do
- Has thanked: 0 time
- Been thanked: 114 times
32 bài viết
• Bạn đang xem trang 2 / 3 trang • 1, 2, 3
Quay về Quỹ Giúp Đỡ NS Khó Khăn
Ai đang trực tuyến?
Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 30 khách
-
- Advertisement
Copyright by cailuongvietnam.com © 2004 - 2024. All rights reserved.
Email: cailuongvietnam.info@gmail.com
We are not responsible for the content posted by members in the forum
Vietnamese language pack for phpBB 3.0.x download and support.
Powered by phpBB © 2000, 2002, 2005, 2007 phpBB Group
nexus style by Nebdion © 2008
Vietnamese language pack for phpBB 3.0.x download and support.
Follow @cailuongvietnam
nexus style by Nebdion © 2008
Vietnamese language pack for phpBB 3.0.x download and support.