Cần hợp tác-3 Truyện Tuồng cải lương đã phát thảo

Là nơi bạn muốn góp ý, có thắc mắc hay cần hổ trợ
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !

1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.

Cần hợp tác-3 Truyện Tuồng cải lương đã phát thảo

Bài viết chưa xemgửi bởi khangianhandan » Chủ nhật Tháng 11 02, 2014 11:44 pm

Email về : thiengia@cailuongvietnam.com

1) Rau Sạch Chợ Đời(xã hội ngày nay)
2) Sông Gianh Tam Chiến(Sử)
3) Thơ Tình Cho Ai(Xuân Diệu)

Nhận bài viết, nhật ký, nhửng đường dẫn những bài hay vể các đề tài liên quan....

*Thơ Tình Cho Ai

viewtopic.php?f=125&t=62045

Xuân Diệu (2 tháng 2 năm 1916 – 18 tháng 12 năm 1985)
Tuyến nhân vật có bạn thân, anh vợ Huy Cận, cháu Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, và bà vợ đau khổ(Bạch Diệp..), cha mẹ vợ khi phát hiện chuyện chăn gối của Xuân Diệu, và thân mẫu của Xuân Diệu, người hiểu về cá tính ông nhất trong một xã hội khép kín... , những bạn trai bạn gái trong thơ tình, các cuộc hội thảo về thơ, các người yêu thơ ông và những sự kiện....và những ngả rẻ cuối đời...
Xuân Diệu đã lập gia đình riêng một lần với Nghệ sĩ Nhân dân Bạch Diệp nhưng hai người đã ly dị và họ không có con chung[2]. Sau khi ly dị ông sống độc thân cho đến lúc mất vào năm 1985.

Xuân Diệu là người cùng quê Hà Tĩnh với Huy Cận (làng Ân Phú, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh) nên khi gặp nhau, hai ông đã trở thành đôi bạn thân. Vợ của Huy Cận, bà Ngô Thị Xuân Như là em gái của Xuân Diệu. Với việc một số trang báo lớn đáng tin cậy đưa tin, nhiều người tin rằng Xuân Diệu cùng với người bạn thân lúc sinh thời của ông - Huy Cận là hai nhà thơ đồng tính luyến ái[3][4][5][6][7]. Huy Cận và Xuân Diệu từng sống với nhau nhiều năm. Bài thơ "Tình trai" của Xuân Diệu và "Ngủ chung" của Huy Cận được cho là viết về đề tài đó. Theo hồi ký Cát bụi chân ai của Tô Hoài thì Xuân Diệu từng bị kiểm điểm về việc này[8]. Tuy nhiên, cũng có một số các bài thơ khác của ông lại viết về nhà thơ Hoàng Cát, như bài thơ "Em đi" là để gửi tặng nhà thơ này.

Con nuôi của ông là Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ - con trai nhà thơ Huy Cận, và cũng là cháu ruột của ông (cậu ruột). Cù Huy Hà Vũ đã bị bắt vào năm 2010, và bị kết án 7 năm tù giam, 3 năm quản chế vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Là cây đại thụ của nền thi ca hiện đại Việt Nam, Xuân Diệu đã để lại khoảng 450 bài thơ (một số lớn nằm trong di cảo chưa công bố), một số truyện ngắn, và nhiều bút ký, tiểu luận, phê bình văn học.

*Sông Gianh Tam Chiến

viewtopic.php?f=125&t=62526

Thời Trịnh-Nguyễn-Mạc phân tranh với vua Triều Lê làm bình phong,như cuộc của Nội chiến của Việt Nam giống Tam Quốc diễn nghĩa với nhiều tình tiết hấp dẫn, nhiều mưu mô....Phân tranh, nội chiến nhưng chúng ta nhìn vào cả ưu và khuyết điếm hai bên đề đất nước chọn một con đường tốt nhất, con đường dẫn đến mở cõi tiến về phía Nam,hệ thống giao thông đường thuỷ phát triển, kênh ngòi tuới tiêu tạo nên quang cảnh đẹp cho miền Nam, chính sách hoà hợp tạo điều cho người Hoa tiếp tục ổn định làm ăn, những chính sách kinh tế và lòng dân của mỗi vùng, sự đa dạng văn hoá....

Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê và lập ra nhà Mạc. Nguyễn Kim (1468-1545), vốn là một tướng giỏi của nhà Hậu Lê, nhờ có công giúp vua Lê chống lại nhà Mạc nên được phong chức Thái Sư Hưng Quốc Công, sau này khi nhà Nguyễn thống nhất đất nước đã truy tôn ông là Triệu tổ Tĩnh hoàng đế. Nguyễn Kim có ba người con. Con gái đầu tên Ngọc Bảo, lấy Trịnh Kiểm, người sau này trở thành vị chúa mở đầu cho sự nghiệp của các chúa Trịnh ở Đàng Ngoài; hai người con trai kế của Nguyễn Kim cũng là tướng giỏi và được phong chức Quận công. Sau khi người con trai lớn là Nguyễn Uông, bị anh rể là Trịnh Kiểm giết, người con trai còn lại là Nguyễn Hoàng đã xin vua Lê cho vào cai trị vùng đất Thuận Hóa để rời xa tầm ảnh hưởng của anh rể, nhằm mưu đồ tạo dựng cơ nghiệp riêng cho họ Nguyễn. Tổng cộng có chín chúa Nguyễn cai quản xứ Đàng Trong trong hơn 2 thế kỷ.

Họ Nguyễn trước đây là họ Lý, tức là triều đại nhà Lý. Đời Trần Cảnh (con rể Lý Huệ Tông) thì dòng họ Lý tuyệt diệt. Cha ông Nguyễn Nộn đổi qua họ Nguyễn mới trốn thoát, vì sợ cứ giữ họ Lý thì họ chưa trốn thoát khỏi nhà Trần.

Hơn hai trăm năm nội chiến, thời thế tạo anh hùng và anh hùng tạo thời thế

*Rau Sạch Chợ đời


viewtopic.php?f=125&t=60822&p=934657#p934657

Bây giờ rau ở Việt Nam nhiều loại rau độc, có hại, rau sạch trở nên quí hiếm, nhiều khi phãi tự trồng trong nhà kín mà ăn...các đại gia hay các chàng trai tìm hot girl cũng tìm hot girl sạch, đó là từ nói lóng, nói vui ngày nay

Tai một làng, bỗng nhiên có 20 ngày nhà cấp hai mộc lên, rất sang trọng, trong đó có 10 nhà có Việt Kiều, 5 nhà đại gia bản xứ, 5 nhà có con hợp tác lao động nước ngoài còn đa số dân lao động, phụ hồ, may vá, làm nghề, còn lại chạy gao từng buổi ăn .....bỗng nhiên mọi sự xáo trộn, kéo theo sự phát triển của cả xóm, có thể là cả xóm nhà giàu nhưng nhiều bi kịch, hài kịch cũng xảy ra

Cảnh một: Tiệc sinh hật tại một ngội nhà 4 tấm của bà Sáu Đô la, đầy tình làng nghĩa xom, nhưng chênh lệch cuộc sống tại xóm đã làm thay đổi bao suy nghĩ cũng những bạn trẻ hiền chân chất...

Cảnh hai: Mâu thuẫn giữa cặp tình nhân khi một trong hai muốn ra đi hợp tác lao động, mâu thuận của cha mẹ chạy tiền thế chân, hồ sơ khi cầm sổ đỏ, bán đất

Cảnh ba: Người đi xuất khẩu lao động đi luôn không về, đứng ngồi không yên khi tin tức không hay về bên nhà bắn qua, cảnh sống đời xuất khẩu xứ người(có chat, nhắn tin...ghen tuông..người ở nhà buồn bạn bè...)

Cảnh bốn..............

Cảnh XXXX: Tan vỡ gia đình, thảm kịch xày ra dù nhà cửa nâng cấp,


Bé Hai: Cô hàng xóm Việt Kiều sang trọng, dí dỏm, tốt bụng, mổi lần về VN đều cho hàng xóm tí quà
Mỹ An : Cô con gái duyên dáng, học chưa xong lớp 3, gia đình nghèo khó, nhưng có đât đai, cô có ý chí vươn lên bằng cách hợp tác lao động
Bà Sáu Đô La: Mẹ Việt Kiều Bé Hai, rất thương con, luôn khoe mẻ về các con mình và hay tám chuyện hàng xóm, bà tố chức sinh nhật hàng năm tai ngôi nhà 4 tấm, 4 lầu đầy đủ tiện nghi, có thang máy, nhà bà cao nhất xóm, nhìn từ xa là biết nhà bà

Ông Năm Râu Kẻm: Ba Mỹ An, rất yêu đất tổ tien ông bà để lại, không bao giờ muốn bán nhưng trước sứ ép vợ con...

Bà Năm Tạp hoá: Bán tạp hoá nhỏ lẻ trong xóm mưu sinh, nhà trệt đơn sơ, làm đồng nào xào đồng đó, bà thương con gái và chiều ý con, tiệm tạp hoá là một nơi cho mọi người tám mọi chuyện

Khoi nguyên: Người yêu Mỹ An, không muốn người yêu ra đi hơp tác lao động, nhưng làm công nhân bảo trì máy nên cuối cùng không thuyết phục được người yêu

Thị Mai: Cô công nhân an phận đi làm xí nghiệp may, luôn hồn nhiên, sợ đi xa bị bán luôn, thích tăng ca...không có tiền luyện thi Đại học nên rớt dù học giỏi nhất nhì lớp..

Một vài bạn đi hợp tác lao động với Mỹ An với nhiều hoàn cảnh khác nhau...
Một vài nhân vật giàu có tại địa phương...người trúng đất, trúng cao su..cho con du học....

Rồi 3 năm sau, thời hạn hết hợp đồng, chuyện gì xảy ra, rau vẫn sạch???

Chuyện nhà chuyện tình đan xen chuyện kinh tế quốc gia, chuyện xã hội...


Những nhân vật xung quanh bạn, hay nghe kể hay qua báo chí...

Ngôn ngữ mới, phù hợp cuộc sống hiện nay và hoàn cảnh

40 % thoại

20% bài bản

40% vọng cổ

Thời gian không thành vấn đề, chúng ta cho khoảng thời gian 1-2 năm

Sẽ chèn nhiều bản nhạc thịnh hành....những lối sống mới làm thay đổi, đảo lộn bộ mặt nông thôn


Email về : thiengia@cailuongvietnam.com
1) Rau Sạch Chợ Đời(xã hội ngày nay)
2) Sông Gianh Tam Chiến(Sử)
3) Thơ Tình Cho Ai(Xuân Diệu)

Nhận bài viết, nhật ký, nhửng đường dẫn những bài hay vể các đề tài liên quan....

Nên lập một trang web chọn nhửng bài hát mới, tuông mới xuất sắc ......nghe nhạc có tính tiền hay đóng góp tiền giúp nghệ thuật cải lương? sẽ có quà nhỏ cho những bài viết hay...
Sửa lần cuối bởi khangianhandan vào ngày Thứ 5 Tháng 11 06, 2014 5:54 am với 6 lần sửa trong tổng số.
Hình đại diện của thành viên
khangianhandan
Group leader
Group leader
 
Bài viết: 11449
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 4 20, 2012 7:12 am
Đến từ: Đất tự do
Has thanked: 0 time
Been thanked: 114 times

Re: Cần hợp tác-3 Tuồng đã phát thảo

Bài viết chưa xemgửi bởi khangianhandan » Thứ 2 Tháng 11 03, 2014 5:53 am

Sau Tiếng Chuông Ba

Ba mươi xuân, vẫn còn xuân
Tiếng chuông sân khấu còn ngân êm đềm
Hào quang còn rực ánh đèn
Tiếng ca lắng đọng nổi chìm âm ba
Thanh Nga
Thanh Nga
Là sao sân khấu, là hoa ánh đèn
Về khuya sao vẫn còn tên
Đèn khuya đèn vẫn sáng thêm ánh ngời

Bổng dưng vật đổi sao dời
Sao, đèn vụt tắt giữa thời thanh xuân
Song Lang trở nhịp trường canh
Bá Hoa ca khúc biến thành Nam Ai
Bông sen vượt chốn bùn hôi
Ba năm giải phóng chói ngời gương Nga
Nửa đêm ác quỷ dạ xoa
Giết người còn rạng mặt hoa ánh đèn

Khúc hát Hoài Tình năm tám tuổi
Còn nghe nức nở giọng Nghi Xuân
Phà Ca đốt lá trên đồi cũ
Khói quyện lên trời bóng cố nhân

Đời hai mặt còn người muôn mặt
Mặt sáng nhìn lên chói ánh hồng
Mặt tối gục đầu hài ác quỉ
Giết người nghệ sĩ tuổi hừng đông

Tin giữ truyền nhanh về chợ búa
Rổ rau bỏ dở, chợ phiên đông
Gánh hàng nghe nặng trong tim nhói
Nước mắt trào ra tự đáy lòng


Em bé chồm lên nhà vĩnh biệt
Mắt không nhìn thấy mặt Thanh Nga
Nghẹn ngào tức tưởi ôm chân khóc
Thương quá nên lòng quặn xót xa

Thương quá cụ già tóc thúng bông
Tay run nâng mấy đóa hoa hồng
Làm sao cho lão thăm lần cuối
Tặng mấy đóa hoa mới hả lòng

Có người thiếu phụ cùng trang lứa
Vá mướn may thuê ngoài quận xa
Di chuyển xe chiều nên đến trễ
Bên rào ngồi khóc tựa mưa sa
Cho tôi vào thấy chiếc quan tài
Thấy ảnh sau cùng một phút thôi
Coi chỉ hát hồi mười sáu tuổi
Bây giờ thôi hết chị Nga ơi!

Thương lắm một em bé học trò
Sắp hàng ngơ ngác mặt nai tơ
Em len lén đặt gần di ảnh
Gói giấy kèm theo một lá thơ
Nét chữ vỡ lòng còn nguệch ngoạc
Gói tròn một chiếc xe cao su
Chút lòng em viết trên trang giấy
Và tặng xe này cho Cút Cu

Ai giết người diễn Trưng Nữ Vương
Triệu người vùng dậy với tình thương
Chuông sân khấu: trống đồng xung trận
Lòng tiếc thương là sóng Hát Giang

Thương lắm Dương Vân Nga thái hậu
Một loài hoa quí giữa rừng hoa
Thanh Nga là đóa hoa sân khấu
Ba chục tuổi nghề hương thoáng xa

Thôi hết từ đây đã hết rồi
Giữa trời bổng tắt ánh sao rơi
Đêm đêm khép mở đời sân khấu
Còn nhớ còn thương mãi một người

Tằm để vươn tơ trả nợ dâu
Dòng đời như nước chảy trôi mau
Qua sông đâu nở quên đò cũ
Tình nghĩa trao nhau bắt nhịp cầu
Hởi bờ, hởi bến, hởi cầu ơi
Hãy bắt cho nhau một nhịp đời
Hoa nở rồi tàn hoa lại nở
Cái gì còn lại mới tinh khôi

Còn đọng trong lòng bao khán giả
Bóng hình Thái hậu Dương Vân Nga
Khăn tang Trưng Trắc xe lăn bánh
Ánh sáng chói bừng khắp cỏ hoa

Còn biết bao nhiêu sóng biển người
Chưa nhìn nghệ sĩ phút tay xuôi
Bao xe vừa đến bên đầu cổng
Đã khuất xe tang, khuất hẳn rồi
Kìa những vòng hoa dựng núi hoa
Tặng người nghệ sĩ đã đi xa
Mà hình bóng cũ, lời ca hát
Còn sống gần trong tim thiết tha

Vòng hoa thay những câu chào
Tiễn Thanh Nga bước hẳn vào đường hoa
Từ nay sau tiếng chuông ba
Người người vẫn nhớ Thanh Nga trở về.

Kiên Giang
Hình đại diện của thành viên
khangianhandan
Group leader
Group leader
 
Bài viết: 11449
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 4 20, 2012 7:12 am
Đến từ: Đất tự do
Has thanked: 0 time
Been thanked: 114 times

Cần hợp tác-3 Truyện Tuồng cải lương đã phát thảo

Bài viết chưa xemgửi bởi khangianhandan » Thứ 2 Tháng 11 03, 2014 6:27 am

Đất vàng


Tôi sinh ra vào thời điểm đất nước hoá rồng, những cuộc thi SV rầm rộ, kinh tế toàn cầu, hoà nhập mà không hoà tan....những sinh viên tranh luận uyên thuyen về sự hoá hổ, hoá cọp...mà lòng đầy kính phục..cũng lăn theo trái banh các giải khu vực trong nước và ngoài nước, thấy được phần nào thế giới bên ngoài qua Tivi và sau này qua mạng, thấy được sự chuyển mình của đất nước, thấy từng mái tóc mới, thời trang mới,hàng hiệu hàng may......thời đi xe đạp cóc cách với bàn đạp cây, thăm cô bạn thân có tính hài hước."Một ngàn lời nói không bẳng một làn khói xe Honda",, thế là tui lầm lũi ra về, tôi ước mơ trúng số,trúng đất, trúng mùa, trúng chứng khoán, trúng vàng...
Khu đất vàng,mảnh đất vàng và những đứa trẻ bị bỏ rợi phía sau, những đứa trẻ lớn lên lạ lẫm với hai từ sinh nhật, không còn thấy những khu rừng xanh lá, những vùng quê, không thấy thân lá mà chỉ thấy gốc bự.....những đứa trẻ bị bỏ sau lưng, không biết vì sao mình nghèo dù làm hết sức, chạy vạy khắp nơi, sống đủ thứ nghề...những đứa trẻ đi trên quê hương mình cãm thấy tủi, xa lạ như đi mua ve 1 thắm một mảnh đất vàng...những đứa trẻ chỉ dựa cột mà nghe đồng bạn trang lứa....

Và tôi thật sự thấy nhà cao tầng nhiều nơi, nhiều khu công nghiệp thu hút hàng nghìn công nhân từ những miền quê, miền đồng ruộng tay lắm chân bùn, một sự dịch chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp và tôi thấy cuộc đời làm công nhân của những người xung quanh tôi thật đáng thương,lãnh đồng nào xào đồng đó, ở những khu nhà trọ chật hẹp, phải trả tiền lời ứng trước cho cha yếu, mẹ già, con đau...những con đường cao tốc, đại lộ nhiều làn xe, những nhà mặt tiền, những hàng cây làm đẹp Mỹ quan mọc bất thình lình, nhửng chiếc xe bò, xe đạp, xe hon da phải nhường đường cho những chiếc xe hơi, những chiếc xe hơi "khủng"...chở những đại gia..những tiếng nói quan trọng của xã hội, những chân dài với những túi xách, hàng hiệu trang sức bạc tỷ, những đại diện cho sự thành công năng động nhất của thệ hệ 9x

Một sự so le từ khởi điểm đến kết thúc...một khoảng cách của những mảnh đời, một sự phát triển đốt cháy giai đoạn , đòi hỏi sự hy sinh ....???

Tôi muốn viết lên một cái gì đó để trả lời cho cái chất quê của tôi, tôi quê đến nổi tôi không biết vì sao tôi nghèo.Có phải do kiếp trước tôi không có tu, làm ác mà kiếp này sinh ra trong một gia đình nghèo rách mồng tơi, không mảnh đất cặm vùi, ước mơ ngày càng bạc theo mái tóc khi mọi người đều nói tiền tỷ khi ngồi nhăm nhi ly cà phê bàn bên mà tôi làm lương ba cọc ba đồng
Hình đại diện của thành viên
khangianhandan
Group leader
Group leader
 
Bài viết: 11449
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 4 20, 2012 7:12 am
Đến từ: Đất tự do
Has thanked: 0 time
Been thanked: 114 times

Re: Cần hợp tác-3 Truyện Tuồng cải lương đã phát thảo

Bài viết chưa xemgửi bởi khangianhandan » Thứ 3 Tháng 11 04, 2014 7:29 am

'Vạch trần' nỗi khổ 'tình trai' của nhà thơ Xuân Diệu


Qua nghiên cứu với sự tham gia của gần 2.500 người đồng giới, thì có tới 63% cho biết họ đã từng bị kỳ thị bởi một trong các hình thức (bị dè bỉu, chửi mắng, đánh đập bởi gia đình và người ngoài) và 61% người đồng tính trong độ tuổi kết hôn mong muốn có con.

Để thông cảm và chia sẻ hơn với nỗi khổ của những người “quan hệ đồng giới”, chúng tôi xin giới thiệu trích đoạn hồi ký của nhà văn Tô Hoài viết về nỗi khổ đồng giới của nhà thơ Xuân Diệu. Được mệnh danh là “Ông Hoàng của thơ tình Việt Nam thời tiền chiến 1930-1945”, Xuân Diệu với các mối “tình trai”say đắm của mình đã khiến cho ông luôn sống trong tình cảm yêu thương, khổ sở, dằn vặt nhưng cũng đem lại cho thi ca Việt Nam những bài thơ tình bất hủ mà ít người biết rằng đấy là những bài thơ tình đồng giới.

“…Tôi quen Xuân Diệu trước 1945. Tôi cũng là người Xuân Diệu rủ đi nghe và cổ vũ Xuân Diệu lần đầu tiên thuyết đề tài Thanh niên với quốc văn ở giảng đường trường đại học Hà Nội. Xuân Diệu nói “Hoài đi ủng hộ Diệu”. Anh Hiến sinh viên mặt tái xanh nhút nhát ra giới thiệu lúng túng. Không sao, Xuân Diệu áo tuýt so lụa mỡ gà, cà vạt lấm tấm vàng sẫm, làn tóc rậm đen loăn xoăn trên đài trán đã thu hút người nghe vào ngay câu chuyện. Đột nhiên Xuân Diệu nói nhịu chữ “tâm hồn”- như một bà già trong làng bán bánh đúc có tật nói nhịu nhảm. Nhưng Xuân Diệu vẫn tiếp tục sang sảng hùng biện, không ai kịp sửng sốt.

Xuân Diệu và Huy Cận lên Nghĩa Đô, ở chơi cả buổi và ăn cơm. Dịu dàng, âu yếm, Xuân Diệu cầm cổ tay tôi, nắm chặt rồi vuốt lên vuốt xuống. Bốn mắt nhìn nhau đắm đuối. Xuân Diệu gắp thức ăn cho tôi. Cử chỉ thân thiết quá, hơi lạ với tôi, nhưng mà tôi cảm động. Tôi sướng mắt nhìn tập thơ, thơ khổ rộng nhà in Trung Bắc phố Hàng Buồm. Hai chữ Xuân Diệu nét chì sắc gợn, không phải chữ gỗ dẹp đét.

'Vạch trần' nỗi khổ 'tình trai' của nhà thơ Xuân Diệu - Ảnh 1
Nhà thơ Xuân Diệu.

Thỉnh thoảng, Xuân Diệu lại lên nhà tôi. Vẫn nắm tay cả buổi, nhìn tha thiết. Xuân Diệu yêu tôi. Nhớ những tình yêu con trai với nhau, ở trong làng và ở lớp, khi mới lớn. Học lớp nhất trường Yên Phụ, nói vỡ tiếng ồ ồ, mặt xùi trứng cá, chúng nó cứ bảo tôi là con gái. Nhiều thằng cặp đôi với tôi, đòi làm vợ chồng. Có hôm chúng nó tranh vợ đánh nhau lung tung. Có đứa xô vào ôm chặt, sờ soạng toạc cả đũng quần tôi. Nhiều hôm đi học không dám đến sân trường sớm. Phải lẩn vào trong ngõ Trúc Lạc, nghe trống mới chạy ù đến xếp hàng vào lớp.

Đường cứ mưa rào. Trong thung lũng, có khi cơn nước mù mịt trắng xoá cả ngày. Ở Yên Dã, đi chợ Lục Ba, Ký Phú nhỡ gặp cơn lũ lên phải ngủ nhờ qua đêm bên này suối. Hết mưa rào xối xả, đến mưa dầm tả tơi, còn buồn hơn. Triền Tam Đảo cao ngang đầu đổ bóng tối sầm. Nước mưa giọt ngắn giọt dài, đêm ngày mái nứa rả rích không lúc nào dứt hạt. Dường như trong trời đất chỉ còn cái xóm núi này xót lại chưa bị nạn hồng thuỷ. Có uống cả vò rượu nếp nhà kiến trúc sư Võ Đức Diên cũng không vơi được cái hiu hắt và nỗi nhớ phố phường, chốc chốc lại giơ đếm ngón tay nhớ kể tên những ai ai.

Mới xế chiều đã chập tối, chẳng còn ai thò chân ra đường xóm đá tảng lầy lội. Cơm xong, nhà ăn đóng cửa, mái rạ lẫn vào sườn đồi chơ vơ. Mấy cậu văn phòng ở một mình, xong bữa lại quẳng bát đũa đấy, vào chơi ngủ luôn tại các nhà trong xóm. Có cậu việc gấp, đánh máy đêm xong cũng chuồn mất. Dãy buồng ở tập thể không đèn đóm, tối thui. Không nghe tiếng người trở mình, giát giường không ken két, im như đất hoang. Nhà tôi ở ngoài ven gò giữa đồng. Rượu khuya, đường mưa lội tôi ngủ lại.

Chúng nó sợ, đi bỏ trống cả cơ quan. Cả dạo mưa gió, Xuân Diệu ở lại u tỳ quốc không ra ngoài. Giọt gianh lách tách mái nứa gọi về những đêm ma quái, rùng rợn, say đắm. Bàn tay ma ở đâu sờ vào. Không phải. Tay người, bàn tay người đầy đặn, ấm ấm. Hai bàn tay mềm mại xoa lên mặt lên cổ rồi xuống dần khắp mình trần truồng trong mảnh chăn dạ. Bóng tối bập bùng lên như ngọn lửa đen không có ánh, cái lạnh đêm mưa rừng ấm dần lên. Chẳng còn biết đường ở đâu, mình là ai, ta là ai, hai cơ thể con người quằn quại, quấn quýt, cánh tay, cặp đùi thừng chão trói lại, thít lại, dằng ra. Niềm hoan lạc trong tôi vỡ ra, dữ dội dằn ngửa cái xác thịt kia.

Rồi như chiêm bao, tôi ngã ra, thống khoái, im lặng. Nghe mưa rơi xuống tàu lá chuối trong đêm và cái mệt dịu dàng trong mình. Giữa lúc ấy, hai bàn tay mềm như lụa lại vuốt lên mặt. Làn môi và hơi thở nóng như than bò vào mắt, xuống vú, xuống rốn, xuống bẹn… Cơn sướng lại cồn lên cho đến lúc ngã cả ra, rúc vào nhau. Rồi bàn tay dịu dàng lại vuốt lên mặt. Lần này thì tôi lử lả, tôi nhuôi ra rên ư ử, như con điếm mê tơi không nhớ nổi người thứ mấy, thứ mấy nữa. Trời rạng sáng. Xuân Diệu trở về màn mình lúc nào không biết. Tôi he hé mắt nhớ lại những hứng thú khủng khiếp. Những cảm giác nồng nàn kích thích trong bóng tối đã trơ ra khi sáng bạch. Tôi chạy xuống cánh đồng giữa mưa. Nhưng đêm mai lại vào cuộc dữ dội. Trong đêm quái quỷ lại thấy hình như không phải mình mọi khi, cũng không biết rồi trời lại sáng. Cho đến khi thật thấy rạng sáng mới rờn rợn.

'Vạch trần' nỗi khổ 'tình trai' của nhà thơ Xuân Diệu - Ảnh 2
Nhà văn Tô Hoài.

Xuân Diệu nức nở: “Tình trai của tôi… tình trai”

Mọi công việc cơ quan lặng lẽ, nhưng tối đến thì cứ nháo lên, nháo lên một cách âm thầm. Các chàng trai trẻ vào ngủ lang trong xóm. Thằng Đại trắng trẻo, mũm mĩm thì biến là phải. Nhưng cả đến thằng Nghiêm Bình cao to hiên ngang thế, rồi cũng lẳng lặng vác cái ghi ta đi. Bốn bên lặng như tờ. Chỉ còn cái màn đã buông sẵn của lão trai già Văn Hiến - một tay bốc trời khoe trước kia đã nhẵn mặt ăn chơi xóm Mông – mác bên Paris. Không biết lưu lạc ở đâu vào cơ quan, lão Hiến quần nâu vá gối, vá hai bả vai to bằng cái quạt mo, không biết ai mách đến cơ quan công tác giữ sổ công văn đi đến. Có những đêm quanh đống củi sưởi, Trọng Hứa nhún nhẩy gãi ghi ta một ca khúc Phần Lan, Đào Vũ dịch lời Trung Quốc: Đây, gió, đây trong rừng… thì lão nghệ sĩ Văn Hiến bỗng trợn mắt uốn tay vờn cái ống quần rách nhảy quanh ánh lửa một mình một điệu vanxơ uyển chuyển tả tơi, chiếc màn một trơ trọi của lão Hiến, đôi khi cả màn của Kim Lân, của Nguyên Hồng ở Bắc Giang sang, ngủ tạm đấy.

Chẳng biết đêm hôm có ông kễnh nào bị bàn tay nhung sờ vào rốn không. Cuộc kiểm điểm Xuân Diệu kéo liền hai tối. Hồi ấy chưa biết phương pháp chỉnh huấn, nhưng hàng ngày chúng tôi làm việc giờ giấc nghiêm ngặt, mỗi tổ buổi chiều trước giờ tăng gia lại hội ý rút kinh nghiệm, hướng sửa chữa và công việc ngày mai từng người. Cả cơ quan họp đến khuya. Chỉ có ông Phan Khôi lên buồng vẫn mắc màn sẵn đi ngủ từ chập tối, bỏ ngoài tai mọi việc.

Xuân Diệu chỉ ngồi khóc, chẳng biết Nam Cao, Nguyễn Huy Tưởng, Trọng Hứa, Nguyễn Văn Mãi, cả lão Hiến, thằng Nghiêm Bình, thằng Đại và mấy thằng nữa, có ai ngủ với Xuân Diệu không, nhưng cũng không ai nói ra. Tôi cũng câm như hến. Lúc rồ lên, trong đêm tối quyến rũ, mình cũng điên kia mà. Không nói cụ thể việc ấy, nhưng ai cũng to tiếng gay gắt “tư tưởng tư sản, phải chừa đi”. Xuân Diệu nức nở “tình trai của tôi…tình trai…” rồi nghẹn lời, nước mắt lại ứa ra.

Ít lâu sau, trong một cuộc họp ban chấp hành, Xuân Diệu bị đưa ra khỏi ban thường vụ. Và cũng thành một cái nếp kéo dài, từ đấy không ai nhắc nhở đến những việc chủ chốt trước kia Xuân Diệu đã phụ trách. Bỗng dưng, Xuân Diệu thành một người hiếm thì giờ chỉ chuyên đi viết. Mà Xuân Diệu cũng tự xa lánh mọi công tác.

Mỗi khi nhớ, chuyện về Xuân Diệu chỉ buồn thương, buồn cười và đáng yêu. Xuân Diệu tính đếm cẩn thận, từ chi tiêu đến sáng tác, cẩn thận một cách lờ khờ, có khi tưởng kín bưng, kỳ tình ai cũng biết.

Đặt kế hoạch hẳn hoi chứ. Xuân Diệu hay đi nói chuyện văn thơ. Xuân Diệu chăm chút bảy, tám bài nói, nói khắp nước cũng chuyện mấy tủ ấy. Đã trau dồi đến thuộc làu, chỗ nào giơ tay, chỗ nào nghiêng phải, nghiêng trái, lên giọng và nhấn mạnh, chỗ nào đợi vỗ tay, đợi cười và mỉm cười. Xuân Diệu xuýt xoa thú vị: “Nước ta rất chuộng văn học và cũng là cái mốt. Phục vụ không bao giờ xuể được, nói suốt tháng vẫn kín chương trình”. Thời chống Mỹ, tôi đi với Xuân Diệu lên nói chuyện ở trường đại học sư phạm Vinh sơ tán trên huyện Thạch Thành, Thanh Hoá. Mỗi bữa ăn, Xuân Diệu săn sóc thực đơn lấy – Xuân Diệu nói – như thế không làm chủ nhà tốn kém, lại hợp sự cần thiết của mình, không sang trọng đâu, toàn những thứ cần thiết, mấy quả trứng, thịt bò hay thịt gà, canh măng hay canh cà chua, cho nhiều hành và nhớ đậm một chút. Với ngày hai buổi, lại tối nữa, phải thế mới có sức.

Cả đến viết, Xuân Diệu cũng tính chi ly tức cười, mỗi bài đều để làm hai việc một lúc. Bài nói ở đài hoặc đăng báo rồi in sách. Nếu không, không viết. Không bao giờ viết bài đăng báo rồi không in vào sách. Xuân Diệu chê tôi viết lung tung, phí chữ. Năm tháng qua, quyển sách thành hình trong đầu, các bài viết lắp dần vào. Lại từ đấy tính ra sự tiêu pha. Ở Yên Dã, cái quần kaki vàng nhạt của Xuân Diệu đã bợt cả hai bên mông. Hỏi sao để trễ tràng thế, sắm cái quần khác đi. Bảo: “Không ngờ cái kaki này mau rách, thành thử lỡ kế hoạch. Đáng lẽ cuối năm mới đến hạn thay quần mới. Chán quá”. Chúng tôi đi công tác “thuế công thương” ở trung du. Xuống tận Lâm Thao, cách bốt Việt Trì không mấy chốc. Đã được trên tỉnh dặn phải gọn. Gọn, nhưng ba lô Xuân Diệu vẫn đủ thứ dự trữ, mỗi chuyến đi công tác đều sắp sẵn thế. Lọ nước mắm kem đặc sệt. Một túi củ hành tỏi đã bóc bớt vỏ cho nhẹ đem từ khu bốn ra. Hộp thịt bò khô ướp lá sả. Cái thịt bò khô khan ấy xào nấu ở nhà tôi, hôm chúng tôi tạt vào Thinh Cù trước khi xuống Lâm Thao.

Lúc đi, tôi chỉ đeo ba lô con cóc, có cái màn và quần áo. Xuân Diệu cằn nhằn: cậu này, có cái ăn mà cũng ẩu. Thế thì cậu quý cái gì? Nói thế, nhưng xuống bếp tập thể vẫn chia cho tôi miếng thịt và củ tỏi, cho đấy, ăn nữa cũng được. Nhưng cứ phàn nàn, càu nhảu. Tôi cười và chén tự nhiên.

Suốt đời thương nhớ trong thơ đồng giới

Xuân Diệu cho tôi là một đứa khinh bạc. Nhưng lại thương tôi, nên hay khuyên bảo, nhiều khi từ những việc nho nhỏ. Xuân Diệu khuyên tôi phải biết quý miếng ăn. Xuân Diệu dậy tôi khi nào đứng đái thì cắn chặt hai hàm răng lại, như thế sẽ ăn khoẻ chẳng kém hàng ngày uống vitamin B. Xuân Diệu bảo bí quyết dưỡng sinh gia truyền ấy, ông thân sinh đã dạy từ khi còn bé. Tôi có cảm tưởng Xuân Diệu ăn uống chẳng bao nhiêu, nhưng ăn cố. Không phải Xuân Diệu ăn, mà một người nào khoẻ lắm gắp hộ, biến Xuân Diệu thành con ma ăn, trông đến thương.

Một chuyến cùng nhau đi nước Lào chúng tôi ở khách sạn Apôlô, mỗi sáng Xuân Diệu nhắc: không ăn sữa thì để riêng đấy cho mình, không ăn hết bánh cuốn thì lấy đĩa sẻ sẵn ra cho vệ sinh. Cố lên, ăn phất phơ như cậu không được. Nhà bàn bưng ra nhiều món, Xuân Diệu cứ thong thả vừa nhai vừa ngắm từng miếng đến hết. Đêm ấy đau bụng, phải đi cấp cứu. Ở bệnh viện về, Xuân Diệu thở dài: “Cái miệng làm khổ cái bụng, mình phải tính tham ăn”. Nhưng rồi lại vẫn thong thả quét sạch mâm, như mọi khi.

Tuy vậy, ăn phung phí Xuân Diệu không chịu. Tôi rủ Xuân Diệu đi nhà hàng Phú Gia, đầu bàn đặt chai bọc rơm rượu Ý Chianti. Có cả Nguyễn Tuân và Huy Cận. Tôi nói đùa với Nguyễn Tuân: “Phải lên cao lâu để xem ông ấy ăn cho thích mắt”. Nhưng Xuân Diệu chỉ gọi có một món bít tết. Xuân Diệu bảo tôi: “Bao nhiêu đứa đứng xung quanh rình chọc tiết cậu, giết tiền của cậu. Ăn làm gì ! Một món ở đây nó thiến bằng cả tháng thịt chó. Thịt chó bổ nhất các thứ thịt”.

Thịt chó, nhưng Xuân Diệu cũng không đụng đến thịt chó hàng. Xuân Diệu mua thịt chó sống, mỗi tuần lễ đánh chén vào hai lần nhất định. Trong thành phố nhiều quán thịt cầy, mà không có hiệu bán thịt chó sống. Xuân Diệu đã có thổ mua quen. Xuân Diệu mách tôi “cái cô bé quang gánh ngồi chỗ cửa sau chợ hàng Da”. Tôi đã đến mua của cô hàng thịt chó sống bên cái sân bán cua ốc nhớp nháp cạnh nhà vệ sinh khai nồng nặc. Bây giờ chợ hàng Da mới, cô hàng thịt chó sống ra đứng bán rong ngoài vỉa hè. Chẳng biết ngày trước cô hàng có biết ông khách quen ấy là nhà thơ của ta không.

Một dạo, tôi làm đối ngoại ở cơ quan. Thỉnh thoảng, Xuân Diệu cho tôi chiếc mùi xoa, đôi bít tất, đem đến tận nhà. Tôi cười: “Hối lộ à?” Xuân Diệu nói: “Thằng này cái gì cũng đoán được, mà nói ác. Ừ, để nhớ đến nhau thôi”. Có gì đâu mà tinh quái, chỉ hồn nhiên như Xuân Diệu mới lấy làm lạ.

Từ thuở trẻ, cái bắt tay như vồ lấy, trán đụng vào nhau, bốn con mắt vuốt ve nhau nghiêng ngả. Ở đâu Xuân Diệu cũng đào hoa mối tình trai. Buổi chiều trong kháng chiến, đã hết lo máy bay lên đánh bom, chúng tôi đặt ba lô nghỉ chân ở Ấm Thượng xuống sông tắm táp xong, lên dạo phố. Đêm nay thị trấn mời Xuân Diệu nói chuyên thơ. Bọn con trai choai choai kháu khỉnh xúm xít quanh nhà thơ. Tuổi trẻ, trai gái thấy nhau như có điện, dù điện yêu hay điện ghét, thái độ hiện ngay ra con mắt, nụ cười, cái bĩu môi, dáng xóc cổ áo, bãi nước bọt. Đằng này, con gái đi ngang mặt dửng dưng như không, nhưng con trai xoắn xuýt vòng trong vòng ngoài. Sáng hôm sau còn đến chơi. Xuân Diệu nắm cổ tay từng đứa, nhìn dõi vào mắt, mân mê như chọn đẵn mía. Các cậu còn đeo ba lô hộ, tiễn chúng tôi một quãng xa.

Chiều hôm ấy ở Viêng Chăn bên cửa sổ buồng khách sạn Apôlô bờ sông Mêkông trông sang lưng phố bến Nọng Khai bên kia. Rặng cây “mạy sắc”, những chòm hoa đùn lên như giải mây vàng phủ dài.

Chúng tôi trầm ngâm cả giờ nhìn sông lũ đỏ ngầu – cách một mảng nước đã là Thái Lan. Mai mốt dòng sông xuống dưới kia qua chín cửa ra biển Đông. Thời gian, xa cách và sông nước lúc nào cũng không cùng.

Tự dưng, Xuân Diệu nắm tay tôi:

- Chúng mình già rồi.

Nhớ những đêm man dại ở Yên Dã, nhớ như in hơn bốn mươi năm trước, cũng tay tôi đây, Xuân Diệu vuốt lên, đắm đuối. Bây giờ nhìn nhau lặng yên. Tôi chợt buồn hơn cả câu Xuân Diệu nói. Xuân Diệu không già mà tôi mới là ông lão. Xuân Diệu có một tình yêu riêng không biết bao nhiêu tuổi, từ xa xưa đến bây giờ vẫn tơ vương, vẫn thanh xuân, vẫn thiết tha. Ở Đan Mạch mới có luật cho người cùng giới lấy nhau. Lão Axen 72 tuổi yêu lão Alyxin 70 tuổi đã trên bốn mươi năm, bây giờ được ra toà thị chính Thủ đô Côpenha làm đăng ký kết hôn. Nhưng chàng Xuân Diệu không thuỷ chung như hai lão kia. Xuân Diệu đào hoa và đam mê, cả đời đuổi theo mộng.

Một bài thơ, những bài thơ, những mối tình trai, tình gái. Thơ tình Xuân Diệu gửi một người lính trẻ rời thành phố vào chiến trường.

EM ĐI

(Tặng Hoàng Cát)

Em đi, để tấm lòng son mãi

Như ánh đèn chong, như ngôi sao.

Em đi, một tấm lòng lưu lại

Anh nhớ thương em, lệ tuôn trào

Ôi Cát! Hôm vừa tiễn ở ga

Chưa chi ta đã phải chia xa!

Nụ cười em nở, tay em vẫy,

Ôi mặt em thương như đoá hoa!

Em hỡi! Đường kia vướng những gì

Mà anh mang nặng bước em đi!

Em ơi, anh thấy như anh đứng

Ôm mãi chân em chẳng chịu lìa.

Nhưng bóng em đi khuất khuất rồi,

Đứt lìa khúc ruột của anh thôi!

Tình ta như mối dây muôn dặm

Buộc mãi đôi thân, dẫu cách vời

Em hẹn sau đây sẽ trở về

Sống cùng anh lại những say mê…

Áo chăn em gửi cho anh giữ,

Xin gửi cùng em cả hẹn thề!

Một tấm lòng em sâu biết bao

Để anh thương mãi, biết làm sao!

Em đi xa cách, em ơi Cát

Em chớ buồn, nghe! Anh nhớ, yêu…

(Đêm 11/7/1965 23 giờ 30)

Ai yêu thơ Xuân Diệu, hiểu được thơ tình não nùng của Xuân Diệu, không phân biệt trai gái, phải thấu nỗi niềm và duyên nợ của nhà thơ, suốt đời nhớ thương và chờ đợi. Không bao giờ sầu não thất vọng, không bao giờ già, mãi mãi ban đầun

Trích “Cát bụi chân ai” của nhà văn Tô Hoài
Hình đại diện của thành viên
khangianhandan
Group leader
Group leader
 
Bài viết: 11449
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 4 20, 2012 7:12 am
Đến từ: Đất tự do
Has thanked: 0 time
Been thanked: 114 times

Re: Cần hợp tác-3 Truyện Tuồng cải lương đã phát thảo

Bài viết chưa xemgửi bởi khangianhandan » Thứ 5 Tháng 11 06, 2014 5:55 am

Rau Sạch Chợ Đời-Truyện cải luơng xã hội

viewtopic.php?f=125&t=60822&p=934657#p934657

Truyện Cải lương tuồng sử:Sông Gianh Tam Chiến

viewtopic.php?f=125&t=62526

Tuồng phát thảo : Thơ Tình Cho Ai( Xuân Diệu)

viewtopic.php?f=125&t=62045
Hình đại diện của thành viên
khangianhandan
Group leader
Group leader
 
Bài viết: 11449
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 4 20, 2012 7:12 am
Đến từ: Đất tự do
Has thanked: 0 time
Been thanked: 114 times


Quay về Thắc Mắc - Góp Ý - Hỗ Trợ

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến19 khách

cron