Viện Dưỡng lão nghệ sĩ (Q.8, TP.HCM)
9 bài viết
• Bạn đang xem trang 1 / 1 trang
Viện Dưỡng lão nghệ sĩ (Q.8, TP.HCM)
PN - Tôi đến Viện Dưỡng lão nghệ sĩ (Q.8, TP.HCM) vào một buổi sáng đầy nắng. Ngoài bậc thềm, một số cụ chuyện trò vui vẻ, khác hẳn với suy nghĩ trước đó của tôi.
Từng xuất hiện trước ánh đèn rực rỡ, khoác trên người những bộ cánh lộng lẫy, nhưng khi ở tuổi gần đất xa trời, họ trở về đời thường thật giản dị. Không muốn nhắc lại quá khứ oanh liệt, một cụ bà ngập ngừng kể lại một tháng theo đoàn làm phim lên Đà Lạt. Khi thấy chiếc xe máy màu xanh chầm chậm chạy vào, cụ chỉ tay nói: “Con gái tôi đó”. Một phụ nữ độ 30 tuổi, xách cà-mên cháo gà đến cho bà cụ. Giọng người phụ nữ nhỏ nhẹ: “Mẹ ăn đi không cháo nguội mất”. Dù có con cháu đầy đủ nhưng bao năm nay, bà cụ vẫn sống ở viện dưỡng lão này. Cụ tâm sự: “Về nhà buồn lắm. Cả ngày con cháu đi làm hết, không có ai nói chuyện. Ở đây nhiều người bạn già, lúc nào cũng có người chuyện trò, vui hơn”. Thi thoảng các cụ lại tổ chức ca hát để ôn lại những kỷ niệm một thời đã xa. Một số cụ “ăn ảnh” còn được mời đóng phim. Khoản tiền cát-sê không cao nhưng các cụ rất vui vì thấy mình vẫn còn có ích.
Các cụ già trong Viện Dưỡng lão nghệ sĩ vui đùa cùng nhau
Nghe câu chuyện của những cụ già từng là nghệ sĩ, tôi cũng chỉ nghĩ đơn giản họ dễ có cảm giác cô đơn vì vốn dĩ tâm hồn họ đa cảm. Nhưng một buổi sáng ra dạo ngoài công viên nhỏ, tôi thấy một đôi vợ chồng trẻ kéo tay người mẹ già. Giọng người phụ nữ giận dữ: “Mẹ làm ơn về nhà đi. Mẹ muốn tụi con mất mặt à?”. Một số người hiếu kỳ, xúm lại xem. Trong đám đông có tiếng xì xầm: “Hai vợ chồng anh đó là bác sĩ, nhà giàu lắm. Không hiểu ăn ở sao mà mẹ ruột chừng này tuổi còn phải ra công viên bán dép”.
Hôm sau quay lại công viên ấy, tôi vẫn thấy bà cụ ngồi bên những đôi dép nhựa. Gương mặt bà rạng ngời khi tôi hỏi mua một đôi dép. Nhắc đến con cái, bà cụ nói giọng đầy tự hào: “Con trai, con dâu của bà giỏi lắm, làm bác sĩ đó. Hai vợ chồng nó không cho bà đi bán dép đâu, là bà lén đi”. Thì ra ngày nào vợ chồng anh chị cũng bận bù đầu với việc chạy “sô” hết bệnh viện đến phòng mạch riêng nên bà cụ ở nhà thui thủi một mình. Người giúp việc chỉ làm theo giờ, hết việc là họ về. Bà cụ chỉ biết “nhìn đời” qua ô cửa kính. Bán vài ba đôi dép chẳng lời lãi gì nhưng bà cụ thấy vui vì có người chuyện trò. Mỗi sáng được hòa vào dòng người đi tập thể dục, bà thấy được sự hiện hữu của bản thân trong cuộc đời này.
Chứng kiến hai câu chuyện của người già, tôi giật mình nghĩ đến mẹ. Mỗi lần thấy mẹ xách giỏ đi chợ, tôi lại hay càu nhàu. Tôi thường trách nhà có nhiều chị dâu sao mẹ không để cho các chị đi chợ. Các chị dâu lại vội vã thanh minh là do mẹ giành đi, các chị nói thế nào mẹ cũng không chịu ở nhà nghỉ. Tôi cũng nghĩ mẹ tham công tiếc việc, nhưng lại không biết mẹ cần đi chợ đơn giản chỉ để có cơ hội chuyện trò với chị bán rau, cô bán cá, bà bán thịt... Mẹ tôi sẽ không vui khi ngày qua ngày phải đối diện với bốn bức tường. Những điều đơn giản vậy mà bấy lâu nay tôi không hề hay biết.
N. My
Từng xuất hiện trước ánh đèn rực rỡ, khoác trên người những bộ cánh lộng lẫy, nhưng khi ở tuổi gần đất xa trời, họ trở về đời thường thật giản dị. Không muốn nhắc lại quá khứ oanh liệt, một cụ bà ngập ngừng kể lại một tháng theo đoàn làm phim lên Đà Lạt. Khi thấy chiếc xe máy màu xanh chầm chậm chạy vào, cụ chỉ tay nói: “Con gái tôi đó”. Một phụ nữ độ 30 tuổi, xách cà-mên cháo gà đến cho bà cụ. Giọng người phụ nữ nhỏ nhẹ: “Mẹ ăn đi không cháo nguội mất”. Dù có con cháu đầy đủ nhưng bao năm nay, bà cụ vẫn sống ở viện dưỡng lão này. Cụ tâm sự: “Về nhà buồn lắm. Cả ngày con cháu đi làm hết, không có ai nói chuyện. Ở đây nhiều người bạn già, lúc nào cũng có người chuyện trò, vui hơn”. Thi thoảng các cụ lại tổ chức ca hát để ôn lại những kỷ niệm một thời đã xa. Một số cụ “ăn ảnh” còn được mời đóng phim. Khoản tiền cát-sê không cao nhưng các cụ rất vui vì thấy mình vẫn còn có ích.
Các cụ già trong Viện Dưỡng lão nghệ sĩ vui đùa cùng nhau
Nghe câu chuyện của những cụ già từng là nghệ sĩ, tôi cũng chỉ nghĩ đơn giản họ dễ có cảm giác cô đơn vì vốn dĩ tâm hồn họ đa cảm. Nhưng một buổi sáng ra dạo ngoài công viên nhỏ, tôi thấy một đôi vợ chồng trẻ kéo tay người mẹ già. Giọng người phụ nữ giận dữ: “Mẹ làm ơn về nhà đi. Mẹ muốn tụi con mất mặt à?”. Một số người hiếu kỳ, xúm lại xem. Trong đám đông có tiếng xì xầm: “Hai vợ chồng anh đó là bác sĩ, nhà giàu lắm. Không hiểu ăn ở sao mà mẹ ruột chừng này tuổi còn phải ra công viên bán dép”.
Hôm sau quay lại công viên ấy, tôi vẫn thấy bà cụ ngồi bên những đôi dép nhựa. Gương mặt bà rạng ngời khi tôi hỏi mua một đôi dép. Nhắc đến con cái, bà cụ nói giọng đầy tự hào: “Con trai, con dâu của bà giỏi lắm, làm bác sĩ đó. Hai vợ chồng nó không cho bà đi bán dép đâu, là bà lén đi”. Thì ra ngày nào vợ chồng anh chị cũng bận bù đầu với việc chạy “sô” hết bệnh viện đến phòng mạch riêng nên bà cụ ở nhà thui thủi một mình. Người giúp việc chỉ làm theo giờ, hết việc là họ về. Bà cụ chỉ biết “nhìn đời” qua ô cửa kính. Bán vài ba đôi dép chẳng lời lãi gì nhưng bà cụ thấy vui vì có người chuyện trò. Mỗi sáng được hòa vào dòng người đi tập thể dục, bà thấy được sự hiện hữu của bản thân trong cuộc đời này.
Chứng kiến hai câu chuyện của người già, tôi giật mình nghĩ đến mẹ. Mỗi lần thấy mẹ xách giỏ đi chợ, tôi lại hay càu nhàu. Tôi thường trách nhà có nhiều chị dâu sao mẹ không để cho các chị đi chợ. Các chị dâu lại vội vã thanh minh là do mẹ giành đi, các chị nói thế nào mẹ cũng không chịu ở nhà nghỉ. Tôi cũng nghĩ mẹ tham công tiếc việc, nhưng lại không biết mẹ cần đi chợ đơn giản chỉ để có cơ hội chuyện trò với chị bán rau, cô bán cá, bà bán thịt... Mẹ tôi sẽ không vui khi ngày qua ngày phải đối diện với bốn bức tường. Những điều đơn giản vậy mà bấy lâu nay tôi không hề hay biết.
N. My
-
Trunganh - Thành viên kỳ cựu
- Bài viết: 6554
- Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 12 01, 2004 5:00 pm
- Đến từ: Phờ - Lăng - Sa
- Has thanked: 0 time
- Been thanked: 32 times
Advertisement
Re: Viện Dưỡng lão nghệ sĩ (Q.8, TP.HCM)
https://cailuongvietnam.com - https://cailuongvietnam.com/forum - https://cailuongvietnam.com/oldforum - https://cailuongvietnam.com/specials - https://cailuongvietnam.com/music - https://cailuongvietnam.com/english - https://www.cailuongvietnam.info - - https://www.minhcanh-mychau.com
-
tancogiaoduyen - Site Admin
- Bài viết: 41612
- Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Has thanked: 1775 times
- Been thanked: 449 times
- Sung
- Thành viên thường xuyên
- Bài viết: 1748
- Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 12 18, 2008 10:15 pm
- Has thanked: 0 time
- Been thanked: 0 time
- anhthutran
- Thành viên mới đến
- Bài viết: 89
- Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 15, 2012 1:37 am
- Đến từ: chaudoc-angiang
- Has thanked: 0 time
- Been thanked: 0 time
Re: Viện Dưỡng lão nghệ sĩ (Q.8, TP.HCM)
Cảm ơn Sư Huynh đã posted bài ...
-
khoi - Site Admin
- Bài viết: 21655
- Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 5 07, 2004 5:00 pm
- Đến từ: Thành Phố Sương Mù ...
- Has thanked: 0 time
- Been thanked: 119 times
Re: Viện Dưỡng lão nghệ sĩ (Q.8, TP.HCM)
Tội nghiệp các cụ quá đi. Mùa xuân sắp về rồi, nếu ai cho dt điều ước thì dt sẽ ước làm sao? làm gì? làm thế nào? để thay đổi quan điểm của 1 Người có dòng máu lạnh, bớt chút bảo thủ.....mà lắng nghe từ tim óc mình lời kiu gọi " Hãy dành những gì mình đang có, sắp có, dư có..." cho các cụ nhân dịp năm mới tràn về!
-
dieutien12 - Thành viên thực thụ
- Bài viết: 121
- Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 5 04, 2012 12:54 am
- Has thanked: 0 time
- Been thanked: 0 time
Re: Viện Dưỡng lão nghệ sĩ (Q.8, TP.HCM)
Hôm 10/12/2012 trang nhà có đến nhà Dưỡng LãO NS tặng 1 000 000 VND và quà riêng trực tiếp đến 28 NS lưu trú tại đây nhân dịp Noel & Tết tây mỗi lão NS 50 000 VND X 28 = 1 400 000 VND . Trang nhà sẽ tiếp tục ủng hộ đến khi quỹ NSKK của trang nhà hết tiền thì mới thôi đó dieutien12
-
tancogiaoduyen - Site Admin
- Bài viết: 41612
- Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Has thanked: 1775 times
- Been thanked: 449 times
-
tancogiaoduyen - Site Admin
- Bài viết: 41612
- Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Has thanked: 1775 times
- Been thanked: 449 times
9 bài viết
• Bạn đang xem trang 1 / 1 trang
Quay về Quỹ Giúp Đỡ NS Khó Khăn
Ai đang trực tuyến?
Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 11 khách
-
- Advertisement
Copyright by cailuongvietnam.com © 2004 - 2024. All rights reserved.
Email: cailuongvietnam.info@gmail.com
We are not responsible for the content posted by members in the forum
Vietnamese language pack for phpBB 3.0.x download and support.
Powered by phpBB © 2000, 2002, 2005, 2007 phpBB Group
nexus style by Nebdion © 2008
Vietnamese language pack for phpBB 3.0.x download and support.
Follow @cailuongvietnam
nexus style by Nebdion © 2008
Vietnamese language pack for phpBB 3.0.x download and support.