01:25 PDT Thứ tư, 29/05/2024
trang music

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 301

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 299


Hôm nayHôm nay : 4588

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1788179

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 78823272

Trang nhất » Tin Tức » Chân Dung Nghệ Sĩ

Nghệ sĩ hải ngoại Chí Tâm: Nghệ sĩ đa tài

Đăng lúc: Thứ ba - 11/09/2012 09:40 - Đã xem: 15901
Nghệ sĩ hải ngoại Chí Tâm: Nghệ sĩ đa tài

Nghệ sĩ hải ngoại Chí Tâm: Nghệ sĩ đa tài




Là người Việt gốc Hoa, mới 6 tuổi Chí Tâm đã được cha cho đi học đàn, học ca cổ nhạc. Anh có giọng hát khỏe ngọt bùi, độc đáo đủ sức tạo nên một 'Trường phái Chí Tâm'...
59 tuổi, 53 tuổi nghề Cha mẹ nghệ sĩ Chí Tâm là người Việt gốc hoa, ông bà nuôi 11 người con khôn lớn nhờ cửa hàng tạp hóa lớn hiệu Vinh Hưng ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Sống bằng nghề buôn bán nhưng ông Dương Hưng thân phụ của Chí T6am lại rất đam mê đàn ca tài tử, nên ông đã tạo cho ba người con trai theo nghề hát là Chí Tâm (con trai thứ ba), nổi tiếng nhất với vai diễn để đời – Điệp trong vở ”Lan và Điệp”;  Chí Hải (con thứ năm), kép đẹp mùi ở đoàn Sài Gòn 3; và Chí Hà (thứ sáu) – Kép lão độc mùi trước đi đoàn Kiên Giang, hiện mở lớp dạy vẽ, kiêm làm thợ vẽ pa-nô, áp-phích, dàn dựng phong trào cho Trung tâm Văn hóa huyện Trà Ôn , Vĩnh Long. Nhà ở gần rạp hát nên từ nhỏ Chí Tâm thường được bà ngoại dẫn đi coi hát. Sẵn có lòng đam mê, nên mới 6 tuổi, cậu bé Chí Tâm đã xin cha mẹ cho đi học đàn ca cổ nhạc. Anh được thọ giáo học đàn và ca với nhiều nhạc sĩ cổ nhạc danh tiếng trong vùng như: Mười Ngoạn, Mười Kiên, Năm Thê, thầy Minh,…
http://s8.postimage.org/m8mohcfol/1203379928_nv.jpg

Nghệ sĩ Chí Tâm lúc còn trẻ. Ảnh: S.T
Năm 13 tuổi, sau khi học xong tiểu học Hoa ngữ, Chí Tâm được gởi lên Sài Gòn học đàn ca với nhạc sĩ Út Châu, tức soạn giả Yên Sơn. Lợi thế của nhạc sĩ Út Châu là ông phụ trách hòng thu của Hãng diả Continental ỡ Chợ Lớn, ông tham gia hợp soạn nhiều vở tuồng hài ngắn, bài ca cổ cho Hãng để thau dĩa , nên những vai phụ thường giao cho các học trò của ông thực tập trong thời gian học nghề. Chí Tâm học ca đầy đủ các loại bài bản cổ nhạc và đàn ghitare phím lõm với thầy Yên Sơn. Khi vào phòng thu nhờ hoàn thành tốt nhiều vai trò,  nên Chí Tâm được thầy đánh giá là học trò sáng dạ và có năng khiếu nhất trong số học trò thành danh của ông. Năm 1967 Chí Tâm được giới thiệu đi hát ở đoàn đầu tiên là đoàn Tinh Hoa của bà bầu Mười Cơ. Tại đoàn này anh được các nghệ sĩ đàn anh là Hữu Lộc (tức NSUT – Đạo diễn Hữu Lộc bây giờ), Ngọc Thanh và kép Chí Thanh dạy vũ đạo , điệu bộ và kinh nghiệm diễn xuất trên sân khấu. Năm 1968 hay tin mẹ bị bệnh, Chí Tâm về quê giúp cha quán xuyến tiệm chạp phô và học thêm tiếng Hoa.  Khi mẹ khoẻ lại, anh lên Cần Thơ học nghề chụp ảnh trong tiệm hình nổi tiếng Á Châu. Trong thời gian học chụp rọi ảnh, Chí Tâm tranh thủ thọ giáo đàn bầu với ông Tư Quốc – biệt danh Cò Quốc – một nhạc sư đàn cò nổi tiếng.
Ca hay, đàn giỏi Cò Quốc lại là bạn thân của nhạc sĩ Chín Trích (cha của NS Tú Trinh). Không bỏ qua cơ hội học hỏi nghề đàn, hát từ tất cả những nhạc sĩ tài danh, những nghệ sĩ đàn anh, chị tài năng đi trước, nên khi hành nghề trên sân khấu, Chí Tâm có thể đóng tốt vai kép mùi, kép lẳng, mà làm vai lão, hề cũng sâu sắc có duyên. Khi vào dàn đờn, anh có thể chơi thạo đàn cò, tranh, kìm, bầu, hay đàn guitare phím lõm cũng tuyệt hay…
http://www.casichitam.com/images/upload/Article/TRANG_HOME/HINH_07-large.jpg
Năm 1971, Chí Tâm về cộng tác vời Đoàn Dạ Quang Châu, được xem như Đoàn Thanh Minh 2 của bà Bầu Thơ giao cho vợ chồng soạn giả Tám Vân – Nhị Kiều quản lý. Vì tình trạng giới nghiêm ở Sài Gòn và các tỉnh lớn, nên đoàn phải lưu diễn ở vùng sâu vùng xa như tỉnh Hậu Giang, Long Xuyên hay các làng xã như Cái Tàu Hạ, Mỹ Hiệp, Mỹ Hội Đông… Năm 1972, đoàn Dạ Quang Châu ngưng rã gánh, Chí Tâm về hát cho đoàn Kim Chung 5, thế vai cho nghệ sĩ Minh Vương vì Minh Vương bị bắt đi quân dịch. Thời gian này đòn Kim Chung 5 chuyên đi lưu diễn miền Tây ở các tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc và các vùng xa xôi, hẻo lánh. Anh nổi danh với vai Lữ An Tùng (tuồng ”Nhạn về xóm liễu”) hát với Lệ Thủy , Kiều Tiên và Minh Phụng, vai Thái tử lưng gù (vở ”Băng Tuyền Nữ Chúa”), vở ”Bên cầu vọng thê”(tức ”Giai nhân bên suối bạc”)… Sau đó Chí Tâm qua đoàn Kim Chung 2 , thay nghệ sĩ Phương Bình – HCV giải Thanh Tâm 1967 – hát kép chánh với đào Mỹ Châu, được khán giả yêu thích trong những vở hương xa: ”Người phu khiêng kiệu cưới”(vai Lả Chương Bình), ”Kiệu hoa lạc lối về”…và đặc biệt là vở tuồng xã hội thể nghiệm rất thành công ”Vòng tay buông lỏng” của soạn giả Yên Lang, anh hát chánh với đào Thanh Kim Huệ.
Chí Tâm xuống tóc làm thiền sư 1 Nghệ sĩ Chí Tâm vai thiền sư Đông Sơn trong 'Đường gương  Nguyên Bá - Ngân mãi chuông vàng(15/8/2012).  Ảnh: Thanh Hiệp
Từ năm 1974, cha con nghệ sĩ Hữu Phước và Hương Lan được mời về cộng tác với đoàn Kim Chung và cùng Chí Tâm có mặt trong tuồng ”Hán Đế biệt Chiêu Quân”, với vai chánh do Chí Tâm và Hương Lan thủ diễn. Sau đó cặp đôi này tiếp tục gặt hái thành công khi đóng chánh trong vở ”Nắng thu về ngõ trúc” cũng của soạn giả Yên Lang. Chính thức đi hát ở nhiều sân khấu trong khoảng thời gian chưa tới 9 năm giữa thời buổi đất nước đang có nhiều biến động, tuy được những đoàn đại bang mời về hát chánh, nhưng không có nhiều cơ hội được hát ở sân khấu tráng lệ ở thành phố, mà phải thường lưu diễn ở các tỉnh xa xôi, Chí Tâm may mắn có cơ hội có được vai diễn để đời khi được soạn giả Loan Thảo và Hoàng Việt mời thu âm vai Điệp trong vở ”Lan và Điệp” cho Hãng dĩa Việt Nam vào đầu năm 1973.
Audio vở cải lương 'Lan và Điệp'(Soạn giả: Quế Chi) 
”Khi thu âm vở ”Lan Và Điệp”, tôi 20 tuổi, còn Thanh Kim Huệ tròn 18 – nghệ sĩ Chí Tâm bồi hồi nhớ lại – Các giọng ca vàng đàn anh đàn chị đều đã được các hãng dĩa lăng-xê, sau một loạt chương trình ngắn, đã đến lúc hãng dĩa đáng giá được tầm mức tên tuổi của cặp đào kép trẻ đang lên tôi và Huệ, nên tập trung lăng-xê mạnh vai Lan và Điệp. Và họ đã không nhìn lầm khi chọn mặt gửi…dĩa. Thời đó soạn giả Loan Thảo kiêm luôn vai trò dàn dựng. Cả ê-kíp từng câu thoại, lời ca với nhau khoảng 5 lần cho soạn giả nghe rồi góp ý, rồi vào phòng thu. Ông nhẹ nhàng: ”chỗ này em phải ca vầy, phải thoại vầy mới hay…”, nhờ soạn giả Loan Thảo cố vấn, mà lớp Lan tiễn Điệp lên đường ra tỉnh học, Lan mới có được câu thoại: ”ăn tiền” ngập ngùng e ấp: ”Chiều nay,…người ta đi hả?”, thay vì ”anh đi hả?”. Vở đó chưa từng được diễn trên sân khấu, và ai cũng lấy đó làm tiếc. Vì nghệ sĩ được tập hợp từ nhiều đoàn, nào là Hùng Minh, Mai Lan, Tú Trinh, Chí Tâm, Thanh Kim Huệ,…nên rất khó tập trung lực lượng để cùng diễn chung trong một xuất hát. Vai Điệp là một trong những kỷ niệm quý giá, là may mắn trong đời đi hát của tôi khi được khán giả nhắc nhở và yêu mến đến tận hôm nay…”.
Vở cải lương 'Đường gươm Nguyên Bá(Soạn giả: Hoa Phượng)
Tác giả bài viết: tanconhac
Nguồn tin: TGNS - BSKTP
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

Đăng nhập thành viên

NSMAU

Thăm dò ý kiến

Nữ nghệ sĩ thế hệ vàng được yêu thích nhất

Thanh Hương

Út Bạch Lan

Diệu Hiền

Ngọc Hương

Thanh Nga

Bạch Tuyết

Lệ Thủy

Mỹ Châu

Thanh Kim Huệ

Bích Hạnh

Xuân Lan

Bích Sơn

Ngọc Giàu

Mộng Tuyền

Thanh Thanh Hoa

DUY TRÌ TRANG WEB

animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Nghệ sĩ cải lương Minh Cảnh hé lộ cuộc sống tuổi xế chiều tại Mỹ Đăng Bách Đăng Bách

Nghệ sĩ Minh Cảnh gây bất ngờ khi xuất hiện với vóc dáng phong độ ở tuổi U.90. Ông vẫn thỉnh thoảng đi hát, sống cuộc sống bình yên ở xứ cờ hoa.

 

Vũ Luân: 2 lần định kết hôn bất thành và cuộc sống độc thân tuổi 51

NSƯT Vũ Luân có những trải lòng về chặng hành trình làm nghề, đồng thời tiết lộ về cuộc sống độc thân hiện tại.

 

NSND Lệ Thủy ôn lại thuở 'ăn quán ngủ đình' với Phượng Liên

NSND Lệ Thủy xúc động hội ngộ nghệ sĩ Phượng Liên tại Mỹ. Cả hai ôn lại kỷ niệm thời chập chững vào nghề với nhiều gian khó.

 

Nghệ sĩ Kiều Phượng Loan sửng sốt xem lại hình ảnh của mình cách đây 35 năm

Kiều Phượng Loan là một ngôi sao sáng trên cả hai lãnh vực kịch nói và cải lương, được khán giả yêu mến bởi tài năng thể hiện nhiều thân phận phụ nữ chịu nhiều ngang trái.

 

Nghệ sĩ Minh Cảnh lần đầu làm live show ở Việt Nam

Nghệ sĩ Minh Cảnh năm nay 86 tuổi, sự nghiệp phát triển trong thời kỳ hưng thịnh nhất của cải lương, cùng với “thế hệ vàng” như Út Trà Ôn, Út Bạch Lan, Thanh Nga, Thanh Sang, Phượng Liên, Mỹ Châu, Lệ Thủy, Bạch Tuyết, Ngọc Giàu, Minh Vương, Minh Phụng…

 

Nghệ sĩ Minh Cảnh lần đầu làm live show ở Việt Nam

Nghệ sĩ được mệnh danh là "Hoàng đế Vọng cổ" vì giọng hát tuyệt đẹp thuộc hàng "danh ca", và nổi tiếng với hàng trăm vở cải lương cho đến nay vẫn rung động lòng người...

 

Hãy để cố NSƯT Vũ Linh được yên nghỉ

Sau hơn 100 ngày mất, những lùm xùm chung quanh việc tranh chấp nhà, đất để lại của cố NSƯT Vũ Linh đã khiến dư luận trong và ngoài giới sân khấu bức xúc.

 

Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh TP HCM tuyển sinh diễn viên cải lương

Sau 4 năm gián đoạn, năm học 2023-2024, Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh TP HCM chính thức tuyển sinh cao đẳng chính quy ngành diễn viên sân khấu kịch hát (diễn viên cải lương).

 

Nam nghệ sĩ Thanh Điền đã trở thành youtuber chuyên nghiệp?

Ngày nào cũng có clip mới, ngắn dài khác nhau, ngày nảo cũng có đề tài mới, có phải nam nghệ sĩ Thanh Điền đã trở thành youtuber chuyên nghiệp?

 

'Thần đồng cải lương' Linh Tý: Tôi chưa làm điều gì khiến ba Linh Tâm mất mặt

Sinh ra trong gia đình giàu truyền thống nghệ thuật, diễn viên Linh Tý có nhiều thuận lợi khi phát triển nghề. Song anh thừa nhận cũng đối diện với nhiều áp lực vì là 'con nhà nòi'.

 

Tòa án thụ lý vụ kiện tranh chấp tài sản của nghệ sĩ Vũ Linh

Theo nguồn tin của Thanh Niên, Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận (TP.HCM) đang thụ lý vụ kiện tranh chấp thừa kế đối với tài sản của ông Võ Văn Ngoan (cố NSƯT Vũ Linh).

 

Kim Tử Long: Tôi không yêu cầu Trinh Trinh phải là người vợ hoàn hảo

NSƯT Kim Tử Long đảm nhận vai trò MC trong chương trình Ký ức ngọt ngào. Nam nghệ sĩ có dịp trải lòng về cuộc hôn nhân với huấn luyện viên Tài danh tân cổ.

 

NSND Lệ Thủy "kể xấu" NSND Thoại Miêu trong ngày sinh nhật

Luôn là đôi nghệ sĩ thân thiết, ngay trong lễ trao tặng danh hiệu "Nghệ sĩ trọn đời vì cộng đồng" do báo Người Lao Động trao năm ngoái, bên cạnh NSND Lệ Thủy lúc nào cũng có NSND Thoại Miêu.

 

Nghệ sĩ Bình Tinh mơ được "tiếp lửa cống hiến"

Ngày mai, 29-5, lễ trao Giải thưởng Văn hóa Đào Tấn 2022 sẽ được tổ chức tại Hà Nội. Phóng viên Báo Người Lao Động đã có cuộc trò chuyện với Bình Tinh - nghệ sĩ sân khấu tuồng cổ duy nhất được đề cử nhận giải thưởng này

 

Tấn Tài - Hoàng đế đĩa nhựa

Nhiều nghệ sĩ trong lĩnh vực sân khấu, điện ảnh, ca nhạc, dù hiện nay có người đã trên dưới tuổi thất thập cổ lai hy nhưng vẫn là dấu khắc đậm đà trong lòng người mộ điệu.

 

Tác giả cải lương Phạm Văn Đằng: Mang mùi vị cuộc sống vào trang viết

Để gắn bó với nghề sáng tác trên sân khấu cải lương, tác giả Phạm Văn Đằng đã trải qua hành trình theo đuổi nghệ thuật nhiều gian nan, trắc trở. “Tài sản” của anh hiện có khoảng 600 bài ca cổ, tân cổ giao duyên, gần 100 vở tuồng ngắn, dài được sáng tác và chuyển thể cải lương, đáp ứng nhu cầu phát sóng của các đài truyền hình, phát thanh, biểu diễn sân khấu, các nghệ sĩ làm MV, album ca cổ…