01:22 PDT Thứ tư, 15/05/2024
trang music

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 140


Hôm nayHôm nay : 2701

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 899683

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 77934776

Trang nhất » Tin Tức » Nghệ Sĩ Tâm Sự

Nghệ sĩ Bình Tinh mơ được "tiếp lửa cống hiến"

Đăng lúc: Thứ tư - 31/05/2023 21:27 - Đã xem: 568
BT

BT

Ngày mai, 29-5, lễ trao Giải thưởng Văn hóa Đào Tấn 2022 sẽ được tổ chức tại Hà Nội. Phóng viên Báo Người Lao Động đã có cuộc trò chuyện với Bình Tinh - nghệ sĩ sân khấu tuồng cổ duy nhất được đề cử nhận giải thưởng này

Giải thưởng Văn hóa Đào Tấn được thành lập từ năm 1995, ban đầu ưu tiên trao cho những người có thành tích trong việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc ngay trên quê hương Bình Định của danh nhân này, sau mở rộng ra phạm vi cả nước.

.Phóng viên: Đón nhận tin vui được đề cử nhận giải khi đang lưu diễn tại Canada, cảm xúc của Bình Tinh ra sao?

Nghệ sĩ Bình Tinh mơ được tiếp lửa cống hiến - Ảnh 1.

Nghệ sĩ Bình Tinh là ứng viên sáng giá Giải thưởng Văn hóa Đào Tấn 2022. (Ảnh do nghệ sĩ cung cấp)

- Nghệ sĩ BÌNH TINH: Tôi thật sự xúc động khi biết tin này và nghĩ ngay đến ba mẹ (cố nghệ sĩ Đức Lợi và Bạch Mai - PV).

Khi dấn thân theo nghệ thuật tuồng cổ nhiều năm qua, tôi được nghe các thế hệ đi trước nhắc nhiều đến Giải thưởng Văn hóa Đào Tấn. Những nghệ nhân, nghệ sĩ, nhà nghiên cứu từng nhận giải này thật sự là tấm gương cho thế hệ sau noi theo. Giải thưởng gần đây được mở rộng, chỉ cần là người Việt Nam có những đóng góp vào việc bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc thì đều có thể được đề cử và xét trao giải.


.Giải thưởng này có là động lực để Bình Tinh thực hiện nhiều dự án phục vụ công chúng?

- Đúng như chủ trương của Hội đồng Xét tặng Giải thưởng Văn hóa Đào Tấn, mỗi giải thưởng được trao sẽ khích lệ văn nghệ sĩ tiếp tục nghiên cứu, sáng tác. Tôi ở khối nghệ sĩ biểu diễn, đồng thời là Trưởng Đoàn Nghệ thuật cải lương tuồng cổ Huỳnh Long - đơn vị sân khấu xã hội hóa của TP HCM nên cảm nhận rất nhiều điều. Tôi mong được "tiếp lửa" cống hiến từ giải thưởng này.

Tôi sẽ tiếp tục dẫn dắt Đoàn Huỳnh Long giữ đúng mục đích, tôn chỉ của sân khấu truyền thống. Đầu tháng 6, đoàn sẽ lưu diễn tại Pháp. Cố soạn giả Bạch Mai đã sáng tác nhiều kịch bản dựa theo sử Việt như: "Trưng nữ vương", "Mặt trời đêm thế kỷ", "Anh hùng bán than", "Xuân về trên đỉnh Mã Phi"... Tôi sẽ dàn dựng những kịch bản này với hình thức mới, bên cạnh việc diễn lại các vở được yêu mến của Sân khấu Huỳnh Long, để đáp lại tình cảm của công chúng thời gian qua.

.Trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng, sẽ có những tác động tích cực lẫn tiêu cực đến việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa và đời sống văn hóa nghệ thuật của đất nước. Bình Tinh trăn trở điều gì?

- Càng khó khăn thì càng phải quyết tâm. Tôi tin đội ngũ nghệ nhân và văn nghệ sĩ TP HCM cũng như cả nước sẽ tiếp tục nghiên cứu, vận dụng, kế thừa, phát huy các giá trị nghệ thuật.

 

Tạo thương hiệu đã khó, giữ được thương hiệu càng khó hơn. Đoàn Huỳnh Long và cá nhân tôi vẫn luôn rèn nghề, nhằm giữ gìn, truyền lại cho đàn em các vai diễn, vở diễn để đời.

Bình Tinh kỳ vọng gì ở chương trình Sân khấu học đường tại TP HCM?

- Chúng tôi đã tổ chức nhiều suất diễn, giới thiệu nghệ thuật tuồng cổ đến học sinh - sinh viên. Chúng tôi cũng đã sáng tạo nhiều hình thức biểu diễn, kết hợp múa phụ họa và hiệu ứng âm thanh, ánh sáng; bảo đảm vừa giữ được nét đặc trưng của cải lương tuồng cổ vừa mang sức sống, hơi thở hiện đại.

Tôi kỳ vọng hoạt động này sẽ góp phần lan tỏa tình yêu nghệ thuật tuồng cổ đến giới trẻ.

.Đầu năm 2024, Liên hoan Sân khấu TP HCM sẽ được tổ chức. Bình Tinh sẽ tham dự với vai trò gì?

- Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng kịch mục để tham gia liên hoan. Các vở được dàn dựng trên Sân khấu Huỳnh Long đều có sự đổi mới từ nội dung đến hình thức.

Liên hoan này hướng tới giới trẻ nên Đoàn Huỳnh Long đã lựa chọn các nghệ sĩ trẻ tài năng tham gia biểu diễn. Nghệ sĩ trẻ phục vụ khán giả trẻ sẽ mang tới sự tương tác và đồng cảm sâu sắc hơn, nhất là về nghệ thuật tuồng cổ.

Danh sách đề cử Giải thưởng Văn hóa Đào Tấn 2022

. Đơn vị bán chuyên nghiệp: Đội tuồng làng Kẻ Gám, tỉnh Nghệ An; CLB tuồng xã Thạch Lỗi, tỉnh Hải Dương.

. Đơn vị chuyên nghiệp: Sân khấu Lệ Ngọc.

. Vở diễn xuất sắc: "Ván cờ oan trái" (Nhà hát Chèo Hưng Yên); "Bên dòng Long Khốt" (Đoàn Nghệ thuật Cải lương Long An).

. Cá nhân: Cố điêu khắc gia Nguyễn Sang, nhạc sĩ Đình Thậm, nhà thơ Trần Nhuận Minh, PGS-TS - họa sĩ Đoàn Thị Tình, NSND Thúy Mùi, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán, điêu khắc gia Ngô Xuân Bính, nghệ sĩ Phan Thanh Liêm, nghệ sĩ Bình Tinh, nghệ sĩ Nguyễn Thu Phương, nghệ sĩ Nguyễn Tiến Tùng, nghệ sĩ Thu Mỹ.
 

Sau 4 năm ngưng hoạt động do dịch bệnh COVID-19, Giải thưởng Đào Tấn đã tái hoạt động nhằm vinh danh những cá nhân, đơn vị đã có nhiều cống hiến trong việc bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc

 
 
Trao giải thưởng Đào Tấn cho 5 đơn vị nghệ thuật và 15 văn nghệ sĩ - Ảnh 1.

NSND Trịnh Thúy Mùi - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam và NSƯT Lê Chức trao giải thưởng Đào Tấn cho NS Bình Tinh (Đoàn Huỳnh Long, TP HCM)

Sáng 29-5, Lễ trao giải thưởng Đào Tấn do Viện Nghiên cứu Bảo tồn và phát huy Văn hóa dân tộc, Tạp chí Văn hiến Việt Nam tổ chức đã tiến hành trang trọng tại Hội trường Nhà khách Bộ quốc phòng - Hà Nội. Đông đảo văn nghệ sĩ, các nhà nghiên cứu, giới trí thức và báo chí đã đến cổ vũ, chúc mừng 5 đơn vị nghệ thuật và 15 cá nhân được trao giải.

Trao giải thưởng Đào Tấn cho 5 đơn vị nghệ thuật và 15 văn nghệ sĩ - Ảnh 2.

Các văn nghệ sĩ vui mừng gặp lại Giáo sư Hoàng Chương

Đến dự lễ trao giải còn có Giáo sư Hoàng Chương - người sáng lập giải thưởng Đào Tấn. Nhiều năm qua ông bệnh nặng, dù phải ngồi xe lăn nhưng ông vẫn đến tham dự và chúc mừng các văn nghệ sĩ, đơn vị nghệ thuật được trao giải đợt này.

Kết quả, hội đồng nghệ thuật đã trao giải cho các đơn vị:

Các đoàn nghệ thuật bán chuyên xuất sắc:

Đội tuồng làng Kẻ Gám, xã Xuân Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.

Câu lạc bộ tuồng xã Thạch Lỗi, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.

Các văn nghệ sĩ xuất sắc:

Cố nhà điêu khắc Nguyễn Sang với bộ tượng danh nhân VN và các bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Nhạc sĩ Đình Thậm - tác giả hai ca khúc xuất sắc Thắm mãi tình anh và Đừng tưởng cảm tác từ cuộc đời và tư tưởng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Nhà thơ Trần Nhuận Minh với bộ sách nghiên cứu phê bình: "Thời gian lên tiếng", "Đi tìm sự thật", "Đối thoại văn chương" (đồng tác giả Nguyễn Đức Tùng).

Nhà viết kịch Hoàng Thanh Du với kịch bản "Lá đơn thứ 72", kịch bản về đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh.

PGS.TS, họa sĩ Đoàn Thị Tình với các công trình nghiên cứu: "Trang phục người Việt xưa và nay", "Hóa trang mặt nạ sân khấu tuồng", "Mỹ thuật sân khấu Việt Nam".

Nghệ sĩ Phan Thanh Liêm, người sáng tạo và thực hành xuất sắc sân khấu Sân khấu múa rối nước thu nhỏ trong và ngoài nước 20 năm qua.

Nghệ sĩ Bình Tinh, nghệ sĩ đã vượt mọi khó khăn, mất mát đau thương do dịch bệnh COVID-19, duy trì sự tồn tại và phát triển của Đoàn Cải lương Tuồng cổ Huỳnh Long TP HCM.

 

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán với bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp với nhạc sĩ Văn Cao và các bộ ảnh chân dung văn nghệ sĩ Việt Nam.

Giáo sư võ sĩ, họa sĩ, nhà điêu khắc Ngô Xuân Bính với hai triển lãm "Ego Người" và "Thông Linh" tại Bảo tàng Hà Nội.

NSND Thúy Mùi - Đạo diễn Chèo xuất sắc với 4 vở Chèo: "Khóc giữa trời xanh", "Những vì sao không tắt" (Trung tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh Hà Nam), "Ván cờ oan trái" (Nhà hát Chèo Hưng Yên), "Vang bóng một thời" (Đoàn Chèo Hải Phòng).

Đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp xuất sắc:

Sân khấu Lệ Ngọc: Đơn vị sân khấu ngoài công lập thành công nhất.

Nhà hát Chèo Hưng Yên: Giải Vở diễn xuất sắc: Vở chèo "Ván cờ oan trái" – Kịch bản: Bùi Vũ Minh – Đạo diễn: NSND Thúy Mùi

Đoàn Nghệ thuật Cải lương Long An. Giải Vở diễn xuất sắc: vở "Bên dòng Long Khốt" (Kịch bản: Nguyễn Toàn Thắng – Chuyển thể và đạo diễn: NSND Triệu Trung Kiên).

Giải nghệ sĩ xuất sắc: Nghệ sĩ trẻ Thu Mỹ, thể hiện xuất sắc vai Đa Vy trong vở diễn “Bên dòng Long Khốt”.

Dưới đây là một số hình ảnh lễ trao giải thưởng Đào Tấn:

NSND Trịnh Thúy Mùi được trao giải "Đạo diễn chèo xuất sắc" giải thưởng Đào Tấn

Trao giải thưởng Đào Tấn cho 5 đơn vị nghệ thuật và 15 văn nghệ sĩ - Ảnh 5.

Nhà điêu khắc Kim Thanh xúc động nhận giải thưởng cho chồng - cố điêu khắc gia Nguyễn Sang - Giải thưởng Đào Tấn

Trao giải thưởng Đào Tấn cho 5 đơn vị nghệ thuật và 15 văn nghệ sĩ - Ảnh 6.

Nhà nghiên cứu, nhà báo Nguyễn Thế Khoa - Trưởng Ban tổ chức Giải thưởng Đào Tấn giới thiệu bức tượng đồng do điêu khắc gia Nguyễn Sang chế tác tặng cho các cá nhân, đơn vị được trao Giải thưởng Đào Tấn

Trao giải thưởng Đào Tấn cho 5 đơn vị nghệ thuật và 15 văn nghệ sĩ - Ảnh 7.

NSƯT Hồ Ngọc Trinh (thứ hai từ trái sang) và nghệ sĩ Thu Mỹ - đoàn nghệ thuật cải lương Long An được trao giải thưởng Đào Tấn

Thanh Hiệp


Nguồn tin: tcgd theo NLĐ
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

Đăng nhập thành viên

NSMAU

Thăm dò ý kiến

Nữ nghệ sĩ thế hệ vàng được yêu thích nhất

Thanh Hương

Út Bạch Lan

Diệu Hiền

Ngọc Hương

Thanh Nga

Bạch Tuyết

Lệ Thủy

Mỹ Châu

Thanh Kim Huệ

Bích Hạnh

Xuân Lan

Bích Sơn

Ngọc Giàu

Mộng Tuyền

Thanh Thanh Hoa

DUY TRÌ TRANG WEB

animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Nghệ sĩ cải lương Minh Cảnh hé lộ cuộc sống tuổi xế chiều tại Mỹ Đăng Bách Đăng Bách

Nghệ sĩ Minh Cảnh gây bất ngờ khi xuất hiện với vóc dáng phong độ ở tuổi U.90. Ông vẫn thỉnh thoảng đi hát, sống cuộc sống bình yên ở xứ cờ hoa.

 

Vũ Luân: 2 lần định kết hôn bất thành và cuộc sống độc thân tuổi 51

NSƯT Vũ Luân có những trải lòng về chặng hành trình làm nghề, đồng thời tiết lộ về cuộc sống độc thân hiện tại.

 

NSND Lệ Thủy ôn lại thuở 'ăn quán ngủ đình' với Phượng Liên

NSND Lệ Thủy xúc động hội ngộ nghệ sĩ Phượng Liên tại Mỹ. Cả hai ôn lại kỷ niệm thời chập chững vào nghề với nhiều gian khó.

 

Nghệ sĩ Kiều Phượng Loan sửng sốt xem lại hình ảnh của mình cách đây 35 năm

Kiều Phượng Loan là một ngôi sao sáng trên cả hai lãnh vực kịch nói và cải lương, được khán giả yêu mến bởi tài năng thể hiện nhiều thân phận phụ nữ chịu nhiều ngang trái.

 

Nghệ sĩ Minh Cảnh lần đầu làm live show ở Việt Nam

Nghệ sĩ Minh Cảnh năm nay 86 tuổi, sự nghiệp phát triển trong thời kỳ hưng thịnh nhất của cải lương, cùng với “thế hệ vàng” như Út Trà Ôn, Út Bạch Lan, Thanh Nga, Thanh Sang, Phượng Liên, Mỹ Châu, Lệ Thủy, Bạch Tuyết, Ngọc Giàu, Minh Vương, Minh Phụng…

 

Nghệ sĩ Minh Cảnh lần đầu làm live show ở Việt Nam

Nghệ sĩ được mệnh danh là "Hoàng đế Vọng cổ" vì giọng hát tuyệt đẹp thuộc hàng "danh ca", và nổi tiếng với hàng trăm vở cải lương cho đến nay vẫn rung động lòng người...

 

Hãy để cố NSƯT Vũ Linh được yên nghỉ

Sau hơn 100 ngày mất, những lùm xùm chung quanh việc tranh chấp nhà, đất để lại của cố NSƯT Vũ Linh đã khiến dư luận trong và ngoài giới sân khấu bức xúc.

 

Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh TP HCM tuyển sinh diễn viên cải lương

Sau 4 năm gián đoạn, năm học 2023-2024, Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh TP HCM chính thức tuyển sinh cao đẳng chính quy ngành diễn viên sân khấu kịch hát (diễn viên cải lương).

 

Nam nghệ sĩ Thanh Điền đã trở thành youtuber chuyên nghiệp?

Ngày nào cũng có clip mới, ngắn dài khác nhau, ngày nảo cũng có đề tài mới, có phải nam nghệ sĩ Thanh Điền đã trở thành youtuber chuyên nghiệp?

 

'Thần đồng cải lương' Linh Tý: Tôi chưa làm điều gì khiến ba Linh Tâm mất mặt

Sinh ra trong gia đình giàu truyền thống nghệ thuật, diễn viên Linh Tý có nhiều thuận lợi khi phát triển nghề. Song anh thừa nhận cũng đối diện với nhiều áp lực vì là 'con nhà nòi'.

 

Tòa án thụ lý vụ kiện tranh chấp tài sản của nghệ sĩ Vũ Linh

Theo nguồn tin của Thanh Niên, Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận (TP.HCM) đang thụ lý vụ kiện tranh chấp thừa kế đối với tài sản của ông Võ Văn Ngoan (cố NSƯT Vũ Linh).

 

Kim Tử Long: Tôi không yêu cầu Trinh Trinh phải là người vợ hoàn hảo

NSƯT Kim Tử Long đảm nhận vai trò MC trong chương trình Ký ức ngọt ngào. Nam nghệ sĩ có dịp trải lòng về cuộc hôn nhân với huấn luyện viên Tài danh tân cổ.

 

NSND Lệ Thủy "kể xấu" NSND Thoại Miêu trong ngày sinh nhật

Luôn là đôi nghệ sĩ thân thiết, ngay trong lễ trao tặng danh hiệu "Nghệ sĩ trọn đời vì cộng đồng" do báo Người Lao Động trao năm ngoái, bên cạnh NSND Lệ Thủy lúc nào cũng có NSND Thoại Miêu.

 

Nghệ sĩ Bình Tinh mơ được "tiếp lửa cống hiến"

Ngày mai, 29-5, lễ trao Giải thưởng Văn hóa Đào Tấn 2022 sẽ được tổ chức tại Hà Nội. Phóng viên Báo Người Lao Động đã có cuộc trò chuyện với Bình Tinh - nghệ sĩ sân khấu tuồng cổ duy nhất được đề cử nhận giải thưởng này

 

Tấn Tài - Hoàng đế đĩa nhựa

Nhiều nghệ sĩ trong lĩnh vực sân khấu, điện ảnh, ca nhạc, dù hiện nay có người đã trên dưới tuổi thất thập cổ lai hy nhưng vẫn là dấu khắc đậm đà trong lòng người mộ điệu.

 

Tác giả cải lương Phạm Văn Đằng: Mang mùi vị cuộc sống vào trang viết

Để gắn bó với nghề sáng tác trên sân khấu cải lương, tác giả Phạm Văn Đằng đã trải qua hành trình theo đuổi nghệ thuật nhiều gian nan, trắc trở. “Tài sản” của anh hiện có khoảng 600 bài ca cổ, tân cổ giao duyên, gần 100 vở tuồng ngắn, dài được sáng tác và chuyển thể cải lương, đáp ứng nhu cầu phát sóng của các đài truyền hình, phát thanh, biểu diễn sân khấu, các nghệ sĩ làm MV, album ca cổ…