21:05 PDT Thứ ba, 28/05/2024
trang music

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 276


Hôm nayHôm nay : 65643

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1771815

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 78806908

Trang nhất » Tin Tức » Đó Đây Gần Xa

Hỗ trợ nghệ sĩ trẻ giữ lửa nghề

Đăng lúc: Chủ nhật - 29/08/2021 21:58 - Đã xem: 1645
NST

NST

Khi dịch Covid-19 bùng phát, nhiều sân khấu đóng cửa, đời sống của nghệ sĩ trẻ tại các đơn vị nghệ thuật xã hội hóa gặp nhiều khó khăn, cần được hỗ trợ kịp thời

Sau 2 năm lao đao vì dịch Covid-19, nhiều đơn vị nghệ thuật đang đối mặt nguy cơ phải đóng cửa, ngừng hoạt động. Trong đó, số lượng nghệ sĩ trẻ trong lĩnh vực sân khấu tại TP HCM đang đứng trước nhiều khó khăn. Đây là vấn đề cấp bách, cần được ngành văn hóa và các cơ quan chức năng quan tâm kịp thời.

Bước đi thiết thực, ý nghĩa

Tại TP HCM, số lượng nghệ sĩ trẻ hoạt động tự do, công nhân sân khấu chiếm tỉ lệ không nhỏ. Đây là nhóm thuộc diện khó khăn, nhất là trong tình hình hiện nay. Làm thế nào để gói hỗ trợ được thực hiện hợp lý, đúng đối tượng? Theo đề xuất đã được phê duyệt, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kiến nghị Thủ tướng Chính phủ một số giải pháp, trong đó hỗ trợ khoảng 2.000 viên chức là các đạo diễn, diễn viên, họa sĩ tại 100 đơn vị công lập hoạt động nghệ thuật biểu diễn đang hưởng lương hạng IV (mức lương thấp nhất hiện nay) trong cả nước.

NSƯT Nguyễn Thị Thanh Thúy, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP HCM, cho biết các đơn vị nghệ thuật trực thuộc sở đã triển khai thực hiện hỗ trợ các viên chức, người lao động theo tinh thần Công văn số 2512/UBND-VX ngày 28-7-2021 của UBND TP HCM về triển khai một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. 

"Các đơn vị sự nghiệp đã chi kinh phí hỗ trợ đối với các viên chức là diễn viên hạng IV, đạo diễn hạng IV, họa sĩ hạng IV số tiền 3.710.000 đồng/người. Các trường hợp người lao động ngừng việc, hoãn việc không thuộc đối tượng chi như trên thì đã thực hiện thủ tục gửi bảo hiểm xã hội để chuyển về UBND các quận, huyện chi" - bà Nguyễn Thị Thanh Thúy nói.

Đây được xem là bước đi thiết thực, ý nghĩa của TP HCM nhằm góp phần kịp thời chia sẻ khó khăn cho đội ngũ nhân lực trẻ ở các loại hình nghệ thuật biểu diễn. "Chính sách hỗ trợ này không chỉ là sự tiếp sức cho nghệ sĩ trẻ trong mùa dịch mà còn góp phần giữ chân họ gắn chặt với đơn vị" - NSƯT Lê Thiện chia sẻ. 

Dù vậy, trước thông tin 139 nghệ sĩ, trong đó có 2/3 là nghệ sĩ trẻ thuộc các đơn vị nghệ thuật công lập nhận được sự hỗ trợ, trong khi hơn 200 nghệ sĩ trẻ của nhiều lĩnh vực: hát bội, cải lương, xiếc, ảo thuật, ca múa nhạc, biên đạo, đạo diễn, tác giả, công nhân sân khấu, chuyên viên kỹ thuật... thuộc các đơn vị nghệ thuật xã hội hóa tại TP HCM chưa nhận được gói hỗ trợ này, nên họ không khỏi chạnh lòng. NSƯT Trịnh Kim Chi, Phó Chủ tịch Hội Sân khấu TP HCM, cho rằng khi dịch bệnh bùng phát, nhiều sân khấu đóng cửa, đời sống của nghệ sĩ trẻ tại các đơn vị nghệ thuật xã hội hóa cũng rất bấp bênh nên cần sự quan tâm kịp thời.

Hỗ trợ nghệ sĩ trẻ giữ lửa nghề - Ảnh 1.

Một cảnh trong vở diễn của Đoàn Cải lương tuồng cổ Huỳnh Long. Ảnh: THANH HIỆP

Cần tiêu chí rõ ràng

Khi hoạt động nghệ thuật biểu diễn trực tiếp bị tê liệt, đời sống của các nghệ sĩ trẻ thuộc 8 sân khấu xã hội hóa tại TP HCM và các nhóm xiếc, ảo thuật, vũ đoàn, nhóm múa, nhóm hát, ban nhạc cổ... gặp rất nhiều khó khăn. Họ chủ yếu là những nghệ sĩ chưa có thâm niên, mức lương khởi điểm theo từng suất diễn thấp hơn mức lương của nghệ sĩ các đơn vị công lập. Cuộc sống bình thường vốn khó khăn nhưng họ quyết chí đi theo con đường gìn giữ nghệ thuật, nhất là với sân khấu truyền thống.

Việc cơ quan chủ quản ngành văn hóa thành phố quan tâm đến đời sống các nghệ sĩ trong thời điểm này là hành động đáng ghi nhận và trân trọng. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề là những nghệ sĩ trẻ thuộc các đơn vị nghệ thuật xã hội hóa nên cần tính toán hỗ trợ sao cho hợp lý và kịp thời. 

NSND Kim Cương cho rằng không nên "cào bằng" các đối tượng nghệ sĩ trẻ, mà phải chọn đúng người đang thật sự khó khăn để "miếng bánh" của gói cứu trợ không bị chia nhỏ nhiều phần. "Đa phần những người trẻ theo sân khấu truyền thống đều là cha truyền con nối. Họ được xác định sẽ trở thành một phần trong lực lượng nòng cốt của các đơn vị nghệ thuật xã hội hóa nên rất cần sự hỗ trợ kịp thời" - NSND Kim Cương nói.

Nghệ sĩ cải lương Minh Hòa phải chạy xe công nghệ kiếm thêm thu nhập. Nhiều tháng qua anh thất nghiệp, lại ở nhà thuê khiến cuộc sống gia đình gặp khó khăn. "Tôi mong sự hỗ trợ của nhà nước, của UBND TP dành cho nghệ sĩ trẻ thất nghiệp phải có sự linh động, không cứng nhắc theo quy định phải có hợp đồng và giấy xác nhận thôi việc mới nhận được hỗ trợ. Lâu nay nghệ sĩ chúng tôi làm nghề chủ yếu là giữ chữ tín, nên rất khó nếu xét theo quy định này" - nghệ sĩ Minh Hòa nói. 

Trong khi đó, nghệ sĩ Bình Tinh (Đoàn Cải lương tuồng cổ Huỳnh Long) cho biết cả đoàn có gần 30 thành viên, trong đó 2/3 là người trẻ. "Nếu theo quy định ràng buộc thì sẽ khó nhận được hỗ trợ, vì chúng tôi biểu diễn theo từng suất, trả lương theo doanh thu một đêm diễn" - cô cho biết. 

NSND Kim Cương cho rằng nguyện vọng của các nghệ sĩ trẻ thuộc các đơn vị xã hội hóa là chính đáng và cần được lắng nghe để chính sách hỗ trợ giữ nghề không bỏ sót các đối tượng. Sở Văn hóa và Thể thao TP HCM và Hội Sân khấu TP HCM cần phải ngồi lại với nhau để bảo đảm tính công bằng của phương án hỗ trợ. “Vừa qua, 1.000 phần quà của Cuộc vận động Sáng tác văn học nghệ thuật về đề tài Covid-19 của Sở Văn hóa và Thể thao TP HCM trao tặng đến 1.000 nghệ sĩ, công nhân sân khấu thuộc các đơn vị xã hội hóa là rất kịp thời. Để thực hiện được chính sách này, rất cần có sự đồng thuận, minh bạch và công bằng” - NSND Kim Cương nhấn mạnh.
Bài và ảnh: Thanh Hiệp

Nguồn tin: tcgd theo NLĐ
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

Đăng nhập thành viên

NSMAU

Thăm dò ý kiến

Bạn ưa thích giọng ca nam nghệ sĩ nào của thế hệ vàng nhất?

Út Trà Ôn

Hữu Phước

Thành Được

Thanh Hải

Minh Cảnh

Phương Quang

Thanh Sang

Minh Phụng

Minh Vương

Hùng Cường

Tấn Tài

Dũng Thanh Lâm

DUY TRÌ TRANG WEB

animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Nghệ sĩ cải lương Minh Cảnh hé lộ cuộc sống tuổi xế chiều tại Mỹ Đăng Bách Đăng Bách

Nghệ sĩ Minh Cảnh gây bất ngờ khi xuất hiện với vóc dáng phong độ ở tuổi U.90. Ông vẫn thỉnh thoảng đi hát, sống cuộc sống bình yên ở xứ cờ hoa.

 

Vũ Luân: 2 lần định kết hôn bất thành và cuộc sống độc thân tuổi 51

NSƯT Vũ Luân có những trải lòng về chặng hành trình làm nghề, đồng thời tiết lộ về cuộc sống độc thân hiện tại.

 

NSND Lệ Thủy ôn lại thuở 'ăn quán ngủ đình' với Phượng Liên

NSND Lệ Thủy xúc động hội ngộ nghệ sĩ Phượng Liên tại Mỹ. Cả hai ôn lại kỷ niệm thời chập chững vào nghề với nhiều gian khó.

 

Nghệ sĩ Kiều Phượng Loan sửng sốt xem lại hình ảnh của mình cách đây 35 năm

Kiều Phượng Loan là một ngôi sao sáng trên cả hai lãnh vực kịch nói và cải lương, được khán giả yêu mến bởi tài năng thể hiện nhiều thân phận phụ nữ chịu nhiều ngang trái.

 

Nghệ sĩ Minh Cảnh lần đầu làm live show ở Việt Nam

Nghệ sĩ Minh Cảnh năm nay 86 tuổi, sự nghiệp phát triển trong thời kỳ hưng thịnh nhất của cải lương, cùng với “thế hệ vàng” như Út Trà Ôn, Út Bạch Lan, Thanh Nga, Thanh Sang, Phượng Liên, Mỹ Châu, Lệ Thủy, Bạch Tuyết, Ngọc Giàu, Minh Vương, Minh Phụng…

 

Nghệ sĩ Minh Cảnh lần đầu làm live show ở Việt Nam

Nghệ sĩ được mệnh danh là "Hoàng đế Vọng cổ" vì giọng hát tuyệt đẹp thuộc hàng "danh ca", và nổi tiếng với hàng trăm vở cải lương cho đến nay vẫn rung động lòng người...

 

Hãy để cố NSƯT Vũ Linh được yên nghỉ

Sau hơn 100 ngày mất, những lùm xùm chung quanh việc tranh chấp nhà, đất để lại của cố NSƯT Vũ Linh đã khiến dư luận trong và ngoài giới sân khấu bức xúc.

 

Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh TP HCM tuyển sinh diễn viên cải lương

Sau 4 năm gián đoạn, năm học 2023-2024, Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh TP HCM chính thức tuyển sinh cao đẳng chính quy ngành diễn viên sân khấu kịch hát (diễn viên cải lương).

 

Nam nghệ sĩ Thanh Điền đã trở thành youtuber chuyên nghiệp?

Ngày nào cũng có clip mới, ngắn dài khác nhau, ngày nảo cũng có đề tài mới, có phải nam nghệ sĩ Thanh Điền đã trở thành youtuber chuyên nghiệp?

 

'Thần đồng cải lương' Linh Tý: Tôi chưa làm điều gì khiến ba Linh Tâm mất mặt

Sinh ra trong gia đình giàu truyền thống nghệ thuật, diễn viên Linh Tý có nhiều thuận lợi khi phát triển nghề. Song anh thừa nhận cũng đối diện với nhiều áp lực vì là 'con nhà nòi'.

 

Tòa án thụ lý vụ kiện tranh chấp tài sản của nghệ sĩ Vũ Linh

Theo nguồn tin của Thanh Niên, Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận (TP.HCM) đang thụ lý vụ kiện tranh chấp thừa kế đối với tài sản của ông Võ Văn Ngoan (cố NSƯT Vũ Linh).

 

Kim Tử Long: Tôi không yêu cầu Trinh Trinh phải là người vợ hoàn hảo

NSƯT Kim Tử Long đảm nhận vai trò MC trong chương trình Ký ức ngọt ngào. Nam nghệ sĩ có dịp trải lòng về cuộc hôn nhân với huấn luyện viên Tài danh tân cổ.

 

NSND Lệ Thủy "kể xấu" NSND Thoại Miêu trong ngày sinh nhật

Luôn là đôi nghệ sĩ thân thiết, ngay trong lễ trao tặng danh hiệu "Nghệ sĩ trọn đời vì cộng đồng" do báo Người Lao Động trao năm ngoái, bên cạnh NSND Lệ Thủy lúc nào cũng có NSND Thoại Miêu.

 

Nghệ sĩ Bình Tinh mơ được "tiếp lửa cống hiến"

Ngày mai, 29-5, lễ trao Giải thưởng Văn hóa Đào Tấn 2022 sẽ được tổ chức tại Hà Nội. Phóng viên Báo Người Lao Động đã có cuộc trò chuyện với Bình Tinh - nghệ sĩ sân khấu tuồng cổ duy nhất được đề cử nhận giải thưởng này

 

Tấn Tài - Hoàng đế đĩa nhựa

Nhiều nghệ sĩ trong lĩnh vực sân khấu, điện ảnh, ca nhạc, dù hiện nay có người đã trên dưới tuổi thất thập cổ lai hy nhưng vẫn là dấu khắc đậm đà trong lòng người mộ điệu.

 

Tác giả cải lương Phạm Văn Đằng: Mang mùi vị cuộc sống vào trang viết

Để gắn bó với nghề sáng tác trên sân khấu cải lương, tác giả Phạm Văn Đằng đã trải qua hành trình theo đuổi nghệ thuật nhiều gian nan, trắc trở. “Tài sản” của anh hiện có khoảng 600 bài ca cổ, tân cổ giao duyên, gần 100 vở tuồng ngắn, dài được sáng tác và chuyển thể cải lương, đáp ứng nhu cầu phát sóng của các đài truyền hình, phát thanh, biểu diễn sân khấu, các nghệ sĩ làm MV, album ca cổ…