19:59 PDT Thứ tư, 15/05/2024
trang music

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 99

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 98


Hôm nayHôm nay : 36297

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 933279

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 77968372

Trang nhất » Tin Tức » Những Giọng Ca Vàng

Nghe lại tiếng ca Cô Út, nhớ thương cải lương miền Nam

Đăng lúc: Thứ hai - 16/05/2022 13:25 - Đã xem: 1524
UBL

UBL

Nhớ về một giọng ca đi vào lịch sử cải lương miền Nam. Khi những ngôi sao lóe sáng trên bầu trời, mới biết chúng ta đang ở thăm thẳm đêm đen như thế nào của cải lương hôm nay.
 

Người trong xóm kể rằng đám tang của cô Út không quá rình rang, vì con cháu trọng ý của cô – một người quen cuộc sống nhẹ nhàng, sống bằng tấm lòng chứ không sống bằng hư danh.

Từ lúc nằm bệnh, cô Út đã dặn con cháu rằng cô không cần mộ phần trọng vọng, thiêu và rải tro xuống sông. “Đất dành cho người còn sống”, cô nói. Rồi cô dặn cũng không cần phải làm đám giỗ chi cho phiền. Nhớ nhau để một chén cơm, vái đôi câu đã là có lòng vui hưởng.

Cuộc đời một danh ca lừng lẫy Sài Gòn lục tỉnh, tên tuổi có lúc làm sốt ruột khách hâm mộ ở tận trời Tây, vậy mà cô Út mới thanh bạch và an nhiên làm sao. Giới cải lương hay nhắc chuyện cô được khuyên làm đơn để xin danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, nhưng cô Út nói thôi. Không phải ai cũng hiểu được cô Út. Là một Phật tử, cô Út tin rằng mang một danh phận, cũng không khác gì mang thêm một nghiệp mới nơi trần gian mà cô Út thấy mình đã được rất nhiều.

Trong một vài cuộc trả lời phỏng vấn hiếm hoi về chuyện này, cô Út cười thiệt thà mà nói: “Chuyện Nhà nước muốn tặng danh hiệu cũng là một vinh dự, nhưng Út thì chỉ thấy thêm nữa cũng không làm gì. Lúc mình lên sân khấu, thấy người ta vỗ tay, hết bài, khán giả người ta lên ôm mình, khóc với mình, rồi hun mình… ôi vậy là đủ làm Út vui lắm rồi”.

Ngày cô Út thôi hát trên trần gian, chắc cô sẽ còn thương sân khấu, thương khán giả nhiều hơn khi chứng kiến thế hệ nghệ sĩ sau cô rơi nước mắt như mưa. Trong những video tình cờ ghi lại, có một người tựa như khuyết tật và ăn xin trên đường phố, đã để tấm hình của cô tựa vào cột đèn, để mấy cái bánh men, thắp một cây nhang rồi chắp tay vái cô. Khán giả miền Nam, cải lương miền Nam thương cô Út đứt ruột.

Nói đến cải lương, thì Sài Gòn – Gia Định giống như Hollywood của Huê Kỳ, nơi dân đờn ca tài tử, hát bội… đổ về. Rồi cải lương ra đời với sự kết hợp trình diễn điệu bộ theo kiểu Tây phương nhưng giữ nguyên nền nhạc cổ truyền, tạo nên một nét đặc sắc về nghệ thuật và giải trí của người dân miền Nam đầu thế kỷ XIX.

Khởi nguyên, các nhà nghiên cứu đã ghi lại rằng nghệ thuật hát bội, vốn là một trong những món nghệ thuật độc đáo của dân ngũ Quảng miền Trung (Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Đức, Quảng Nam, Quảng Ngãi) khi di dân mở cõi vào Nam đã mang theo và khiến không ít giới nhà giàu, quan lại triều đình say mê. Cụ thể như Tổng trấn thành Gia Định Lê Văn Duyệt nuôi hẳn một ban hát bội để giải trí. Con của Lê Văn Duyệt là Lê Văn Khôi cũng mê hát bội không kém.

Nhưng sau năm 1832, khi Lê Văn Duyệt mất đi, vua Minh Mạng lòng giận vẫn không nguôi chuyện riêng nên cho san bằng mộ, xiềng lại và đúc chữ ghi rằng “Chỗ hoạn quan lộng quyền Lê Văn Duyệt chịu tội chết”. Ba năm sau khi tận diệt Lê Văn Khôi tội làm phản, vua Minh Mạng cấm hẳn hát bội trong một thời gian. Tài tử xao xác trốn đi, tìm nghề khác sinh sống nên hát bội ở miền Nam yếu dần.

Mãi đến năm 1874, khi người Pháp cai trị miền Nam, hát bội mới quay lại. Nhưng lúc đó, việc thưởng thức trở nên phổ biến hơn trong dân chúng, nên chuyện mỗi lần muốn thưởng thức phải mời cả một ban hát, lại quá cầu kỳ hoặc tốn kém dựng rạp, đãi người… vì vậy các gia chủ khi có đám tiệc hay muốn thưởng thức ngắn giờ thì chỉ cần mời ít người đến hát, gọi là “hát chặp”. Thầy đờn, đào kép ngồi hát tại chỗ, không cần tô vẽ mặt rườm rà. Thích đoạn nào hát đoạn đó, không cần lớp lang. Mà dàn nhạc thì thu gọn lại, chỉ còn kìm, cò, tranh, sáo. Ấy là buổi hình thành của nhạc tài tử.

Giai thoại về đời cô Út, kể lại rằng từ lúc mới mười tuổi (khoảng 1945-1946), lang bạt lên Sài Gòn cô Út gặp anh thanh niên Văn Vĩ khiếm thị, nhưng có ngón đờn thần sầu quỷ khốc. Cả hai cùng nhau lang thang xa cảng, Chợ Lớn, Sài Gòn để hát kiếm tiền nuôi gia đình. Khách nghe mới đầu chỉ định giải trí tạm, riết rồi cứ nhích tới gần, nghe rồi đòi nghe nữa… ai cũng lạ lùng hai đứa nhỏ có tuyệt kỹ của ngành đờn hát, thương mà cho tiền, nhờ vậy cô Út và anh Văn Vĩ mới lây lất qua ngày, chờ đến lúc vụt sáng như những ngôi sao lớn trên sân khấu cải lương miền Nam.

Vào thập niên 1950, tên của cô Út lừng danh cùng kép độc Thành Được. Lúc đó, khán giả coi tờ quảng cáo, cũng để ý có Út Bạch Lan hay không. Đặc biệt, ngành ghi âm thu đĩa nhựa Việt Nam thời đó, không thể nào thiếu cái tên Út Bạch Lan trong các tuồng định ra mắt. Một trong những dĩa hát gây chấn động thời đó là Thuyền ra cửa biển (hãng dĩa Hồng Hoa), tập hợp toàn danh ca tài tử như Út Trà Ôn, Hoàng Giang, Minh Chí, Thanh Hương. Đặc biệt cô Út (vai Chiêu Trúc Lệ) và Thành Được (vai Diệp Băng Đình) cũng hớp hồn không biết bao nhiêu khán giả.

Có một chi tiết khá độc đáo về chuyện này, là cô Út nổi tiếng trước Thành Được. Nhưng do lỡ thương anh nghệ sĩ này rồi nên khi bà bầu của gánh Kim Chưởng mời ký tái giao kèo, cô Út nài nếu vậy thì phải ký thêm giao kèo với Thành Được. Khi thấy hai người hát ăn ý, mà Thành Được cũng quá xuất sắc, bà bầu gánh Kim Chưởng làm liền. Và đó cũng là lý do mà cả hai xuất hiện đồng diễn trong tuồng Thuyền ra cửa biển.

Lịch sử ghi âm Việt Nam có ghi nhận bản tân nhạc đầu tiên được ghi âm là bài Kiếp hoa (1938) của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên phổ thơ Nguyễn Văn Cổn, người ở Huế. Nhưng thật sự tạo ra một thị trường rộng lớn và thu về vô số tiền bạc, lại là dĩa cải lương miền Nam. Tuồng Thuyền ra cửa biển là một trong những ví dụ, thậm chí thời đó, khán giả đài phát thanh mê mệt, yêu cầu nhiều quá, đến mức đài phải mua bản quyền phát đi phát lại cả năm. Chỉ nhiêu đó, tiền đã không biết bao nhiêu mà kể.

Khán giả miền Nam thời đó chịu móc tiền túi mua dĩa hát lắm. Nhưng đặc biệt là phải dòm coi có tên danh ca như Út Trà Ôn, Út Bạch Lan, Thành Được, Hữu Phước… hay không mới mua. Thậm chí, có những tuồng không kịp thu âm, nhưng bài ca thì hay quá khiến dân chung phải đi mua các bản in lời bài ca (hồi xưa gọi là bài ca nhỏ). Lúc này thì người Hoa cũng nhảy vô kinh doanh bài ca nhỏ, vì bán chạy vô cùng mà lại dễ làm. Một bài ca có mấy cắc, ai cũng mua được, mà sẵn có đài phát thanh như quảng cáo giùm, giờ chỉ đem ra chợ khắp mọi miền mà bán thôi.

Thập niên 1970, thời của truyền hình đưa những ngôi sao cải lương truyền hình xuất hiện như Thanh Nga, Mộng Tuyền, Kim Ngọc, Dũng Thanh Lâm… nhưng cũng là thời đánh dấu một giai đoạn sân khấu truyền thống của cải lương miền Nam suy yếu. Chuyện xưa ghi lại rằng vào Tết âm lịch Canh Tuất 1970, đoàn Dạ Lý Hương đang thu tiền ầm ầm, tự nhiên đến suất 8 giờ tối ở rạp Quốc Thanh, lại vắng teo, thu về được có gần 300 ngàn đồng.

Hóa ra trước đó, đoàn nhận lời thu hình tuồng cho truyền hình, được tiền tưởng bở. Ngay giờ đó, truyền hình chiếu đúng tuồng của đoàn Dạ Lý Hương đang diễn. Được coi miễn phí mà lại qua tivi, nên dân chúng chọn ở nhà. Đó là một trong những bài học và cuộc xung đột đầu tiên của truyền hình và sân khấu cải lương miền Nam vậy. Cũng vì thâm hụt, nên sau đó ít lâu, có đến bảy đoàn hát ở Sài Gòn hợp lại, ra quyết nghị là cùng nhau không đụng vô truyền hình để còn sống sót.

Nghe cô Út nỉ non, sầu muộn mà nhớ cải lương miền Nam. Ngành ca hát ra đời – với sự kết hợp lời thoại và điệu bộ diễn xuất của kịch nghệ phương Tây, âm nhạc thì truyền thống và tuồng tích là những drama thượng thừa không thua gì các kịch bản trên thế giới – lúc này dường như những drama lặng lẽ hơn bao giờ hết. Nhất là khi thiếu vắng những tượng đài lớn như cô Út Bạch Lan.

——————————-

 * Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ nhà nghiên cứu Ngành Mai, nhà nghiên cứu Nguyễn Tuấn Khanh, tạp chí Nông Cổ Mín Đàm, Du ngoạn trong âm nhạc truyền thống Việt Nam của Trần Văn Khê.

Tác giả bài viết: Ns Tuấn Khanh
Nguồn tin: B
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

Đăng nhập thành viên

NSMAU

Thăm dò ý kiến

Bạn ưa thích giọng ca nam nghệ sĩ nào của thế hệ vàng nhất?

Út Trà Ôn

Hữu Phước

Thành Được

Thanh Hải

Minh Cảnh

Phương Quang

Thanh Sang

Minh Phụng

Minh Vương

Hùng Cường

Tấn Tài

Dũng Thanh Lâm

DUY TRÌ TRANG WEB

animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Nghệ sĩ cải lương Minh Cảnh hé lộ cuộc sống tuổi xế chiều tại Mỹ Đăng Bách Đăng Bách

Nghệ sĩ Minh Cảnh gây bất ngờ khi xuất hiện với vóc dáng phong độ ở tuổi U.90. Ông vẫn thỉnh thoảng đi hát, sống cuộc sống bình yên ở xứ cờ hoa.

 

Vũ Luân: 2 lần định kết hôn bất thành và cuộc sống độc thân tuổi 51

NSƯT Vũ Luân có những trải lòng về chặng hành trình làm nghề, đồng thời tiết lộ về cuộc sống độc thân hiện tại.

 

NSND Lệ Thủy ôn lại thuở 'ăn quán ngủ đình' với Phượng Liên

NSND Lệ Thủy xúc động hội ngộ nghệ sĩ Phượng Liên tại Mỹ. Cả hai ôn lại kỷ niệm thời chập chững vào nghề với nhiều gian khó.

 

Nghệ sĩ Kiều Phượng Loan sửng sốt xem lại hình ảnh của mình cách đây 35 năm

Kiều Phượng Loan là một ngôi sao sáng trên cả hai lãnh vực kịch nói và cải lương, được khán giả yêu mến bởi tài năng thể hiện nhiều thân phận phụ nữ chịu nhiều ngang trái.

 

Nghệ sĩ Minh Cảnh lần đầu làm live show ở Việt Nam

Nghệ sĩ Minh Cảnh năm nay 86 tuổi, sự nghiệp phát triển trong thời kỳ hưng thịnh nhất của cải lương, cùng với “thế hệ vàng” như Út Trà Ôn, Út Bạch Lan, Thanh Nga, Thanh Sang, Phượng Liên, Mỹ Châu, Lệ Thủy, Bạch Tuyết, Ngọc Giàu, Minh Vương, Minh Phụng…

 

Nghệ sĩ Minh Cảnh lần đầu làm live show ở Việt Nam

Nghệ sĩ được mệnh danh là "Hoàng đế Vọng cổ" vì giọng hát tuyệt đẹp thuộc hàng "danh ca", và nổi tiếng với hàng trăm vở cải lương cho đến nay vẫn rung động lòng người...

 

Hãy để cố NSƯT Vũ Linh được yên nghỉ

Sau hơn 100 ngày mất, những lùm xùm chung quanh việc tranh chấp nhà, đất để lại của cố NSƯT Vũ Linh đã khiến dư luận trong và ngoài giới sân khấu bức xúc.

 

Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh TP HCM tuyển sinh diễn viên cải lương

Sau 4 năm gián đoạn, năm học 2023-2024, Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh TP HCM chính thức tuyển sinh cao đẳng chính quy ngành diễn viên sân khấu kịch hát (diễn viên cải lương).

 

Nam nghệ sĩ Thanh Điền đã trở thành youtuber chuyên nghiệp?

Ngày nào cũng có clip mới, ngắn dài khác nhau, ngày nảo cũng có đề tài mới, có phải nam nghệ sĩ Thanh Điền đã trở thành youtuber chuyên nghiệp?

 

'Thần đồng cải lương' Linh Tý: Tôi chưa làm điều gì khiến ba Linh Tâm mất mặt

Sinh ra trong gia đình giàu truyền thống nghệ thuật, diễn viên Linh Tý có nhiều thuận lợi khi phát triển nghề. Song anh thừa nhận cũng đối diện với nhiều áp lực vì là 'con nhà nòi'.

 

Tòa án thụ lý vụ kiện tranh chấp tài sản của nghệ sĩ Vũ Linh

Theo nguồn tin của Thanh Niên, Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận (TP.HCM) đang thụ lý vụ kiện tranh chấp thừa kế đối với tài sản của ông Võ Văn Ngoan (cố NSƯT Vũ Linh).

 

Kim Tử Long: Tôi không yêu cầu Trinh Trinh phải là người vợ hoàn hảo

NSƯT Kim Tử Long đảm nhận vai trò MC trong chương trình Ký ức ngọt ngào. Nam nghệ sĩ có dịp trải lòng về cuộc hôn nhân với huấn luyện viên Tài danh tân cổ.

 

NSND Lệ Thủy "kể xấu" NSND Thoại Miêu trong ngày sinh nhật

Luôn là đôi nghệ sĩ thân thiết, ngay trong lễ trao tặng danh hiệu "Nghệ sĩ trọn đời vì cộng đồng" do báo Người Lao Động trao năm ngoái, bên cạnh NSND Lệ Thủy lúc nào cũng có NSND Thoại Miêu.

 

Nghệ sĩ Bình Tinh mơ được "tiếp lửa cống hiến"

Ngày mai, 29-5, lễ trao Giải thưởng Văn hóa Đào Tấn 2022 sẽ được tổ chức tại Hà Nội. Phóng viên Báo Người Lao Động đã có cuộc trò chuyện với Bình Tinh - nghệ sĩ sân khấu tuồng cổ duy nhất được đề cử nhận giải thưởng này

 

Tấn Tài - Hoàng đế đĩa nhựa

Nhiều nghệ sĩ trong lĩnh vực sân khấu, điện ảnh, ca nhạc, dù hiện nay có người đã trên dưới tuổi thất thập cổ lai hy nhưng vẫn là dấu khắc đậm đà trong lòng người mộ điệu.

 

Tác giả cải lương Phạm Văn Đằng: Mang mùi vị cuộc sống vào trang viết

Để gắn bó với nghề sáng tác trên sân khấu cải lương, tác giả Phạm Văn Đằng đã trải qua hành trình theo đuổi nghệ thuật nhiều gian nan, trắc trở. “Tài sản” của anh hiện có khoảng 600 bài ca cổ, tân cổ giao duyên, gần 100 vở tuồng ngắn, dài được sáng tác và chuyển thể cải lương, đáp ứng nhu cầu phát sóng của các đài truyền hình, phát thanh, biểu diễn sân khấu, các nghệ sĩ làm MV, album ca cổ…